Bản Liền nỗ lực tạo bứt phá để sớm “cán đích” nông thôn mới vào cuối năm nay
Ông Vàng A Sự- Phó chủ tịch UBND xã Bản Liền
cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu về đích NTM vào cuối năm nay theo đúng lộ
trình, kế hoạch, xã Bản Liền đã đề ra 6 nhóm giải chủ yếu pháp phát triển
KT-XH, quyết tâm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, trong đó đã lựa chọn, xác
định 3 hướng “đột phá” cần nỗ lực thực hiện. Đó là, phát triển vùng chè Shan
tuyết hữu cơ hướng đến tính “bền vững” để tạo sinh kế lâu dài, ổn định cho bà
con nhân dân các thôn, bản; Thứ 2 là
nâng cao thu nhập cho người dân từ phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, tập
trung vào các loại vật nuôi thế mạnh như Trâu, ngựa, lợn đen bản địa. Tiếp đó
là khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch cộng đồng Homestay, quyết
tâm tạo đột phá mới trong nhiệm kì 2021-2025
Cây chè
shan hữu cơ đã và đang góp phần đổi thay cuộc sống của đồng bào vùng cao Bản Liền
Toàn xã Bản Liền hiện có gần 500 ha chè thuần
giống Tuyết Shan, trong đó 422,6 ha đã được chứng nhận hữu cơ quốc tế. Đó không
phải là những thảm chè xanh ngát, thẳng hàng lối mà là những dây chè cổ kính,
rêu phong, rất khẳng khiu, có mật độ thưa thớt khoảng 3000 cây/ha nhưng lại là
nguồn sinh kế chính của đồng bào Tày nơi đây, đã có không ít hộ từ nghèo khó
vươn lên khá giả nhờ trồng chè, gắn bó với cây chè Shan tuyết. Chính vì vậy,
không khó để hiểu tại sao Bản Liền chọn cây chè hữu cơ là hướng “đột phá” trong phát triển
KT-XH, bởi đây chính là thế mạnh lớn của địa phương mà không nơi nào ở Lào Cai
có được. Sản phảm chè hữu cơ Bản Liền cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 5
sao đầu tiên của tỉnh nên mở ra nhiều triển vọng phát triển… Hướng chỉ đạo của xã là tiếp tục triển khai
cho nhân dân tiến hành trồng dặm trên những diện tích chè đã mất khoảng để dày
lại mật độ và tăng cường chăm sóc, thu hái đúng khung thời vụ, từ đó có thể phát
huy tốt vai trò cây trồng chủ lực này.
Mấy năm nay, chè được mùa được giá, trung
bình từ 13-16 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên đến 19.000 đồng/kg nên bà con rất
phấn khởi. Vụ chè xuân năm 2021, toàn xã
thu hoạch được trên 125 tấn chè búp tươi, tăng hơn 5 tấn so với cùng kì năm trước,
toàn bộ sản phẩm thu được bà con bán cho HTX chè hữu cơ Bản Liền thu mua với
giá cam kết, ổn định nên người dân rất yên tâm không phải lo lắng chuyện đầu
ra... Rất nhiều hộ dân đang đầu tư mở rộng diện tích, chú trọng nâng cao chất
lượng chè theo tiêu chuẩn an toàn, sạch bệnh, không sử dụng thuốc diệt cỏ, phân
bón hóa học… để giữ vững thương hiệu chè hữu cơ Bản Liền. Chị Vàng Thị Dương,
người dân thôn Đội 4 xã Bản Liền chia sẻ: Nhà
mình đang có hơn 3ha chè nhưng trong thôn có nhiều hộ trồng nhiều chè lắm, 5; 7
thậm chí trên 10 ha như hộ gia đình Anh
Vàng A Dựng có tới 12 ha, thu trên 200 triệu đồng / năm nhờ bán các sản phẩm chè.
Búp chè tươi sau khi thu hái, mang về, chúng
tôi đều bán cho HTX chè hữu cơ Bản Liền với giá ổn định nên không phải lo lắng
về đầu ra, nhiều gia đình trong thôn còn đầu tư mua máy móc, tự sao chè thủ
công tại nhà để bán, nhờ cây chè cuộc sống của gia đình tôi và các hộ đã khấm
khá, sung túc hơn do mấy năm nay chè bán được giá cao, ổn định…” Ðến thôn Ðội 2, chúng tôi gặp chị Lâm Thị Huệ, nhờ trồng
chè đã thoát nghèo được hai năm nay, hiện tại có việc làm và thu nhập ổn định,
cuộc sống đang khá lên. Chị Huệ cho biết, trước đây có ít ruộng, vườn, chỉ biết
cấy lúa và trồng ngô, cuộc sống bấp bênh vì phụ thuộc vào thời tiết thất thường.
Ðược Nhà nước hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, chị Huệ chuyển đổi diện tích đồi
nương sang trồng chè. Giống chè chiết cành lên nhanh, sinh trưởng tốt, sau ba
năm cho thu hoạch, sản lượng tăng dần, gia đình có nguồn thu nhập đều đặn

Đường về trung tâm xã Bản Liền như gần hơn bởi có thêm nhiều
ngôi nhà xây kiên cố thay thế cho những ngôi nhà tạm trước kia
Phát triển du lịch cộng đồng, đón khách, được xem mô hình hoàn toàn mới tại Bản Liền, dựa
trên sự kế thừa và phát huy từ những thứ có sẵn như: bản sắc văn hóa độc đáo của
người Tày, người Nùng, người Mông, vùng chè hữu cơ nổi tiếng hay những bản làng
nằm xen giữa những nương chè, núp mình dưới tán cọ… Theo chia sẻ Phó chủ tịch
UBND xã Bản Liền Vàng A Sự thì lĩnh vực Du lịch cộng đồng tại Bản Liền khoảng 2
năm nay đang có những bước phát triển mới, đã có 4 hộ mạnh rạn xây dựng được nhà
nghỉ hometay, 1 hộ đầu tư xây dựng điểm dừng chân để phục vụ đón khách. Xã Bản
Liền đang chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh để tạo đột phá trong lĩnh vực
này và đặt nhiều kì vọng vào những mô hình kinh tế này.
Bản Liền là xã vùng 3 của huyện Bắc Hà, 100% người dân được cấp thẻ BHYT miễn phí, tuy
nhiên theo chia sẻ của Anh Thèn Văn Nam- cán bộ y tế xã Bản Liền, việc thực hiện
tiêu chí y tế theo chuẩn NTM tại đây vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức,
chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan mang lại. Khó nhất là việc thực hiện tiêu chí 15 chấm 3,
hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng thể chiều cao/ tuổi tại xã còn ở mức khá cao, chiếm
45,5%, yêu cầu chung của tiêu chí đòi hỏi
dưới 26,7%, trong khi đó thể trạng của người Tày Bản Liền cả người lớn đến trẻ
nhỏ từ trước tới nay vốn rất thấp, bé, nên việc cải thiện nội dung này không thể
“một sớm một chiều” có thể thực hiện được.
Với 5 tiêu chí chưa đạt, trên cơ sở phân tích
rõ những thuận lợi, khó khăn gặp phải, xã Bản Liền đã đề ra những giải pháp chủ động khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, tập
trung mọi điều kiện thuận lợi, tạo sự bứt phá và đẩy nhanh tiến độ thực
hiện. Trong đó, với nhóm tiêu chí thu nhập- hộ nghèo được xác định là khó khăn
nhất, xã phấn đấu tăng thu nhập người dân thêm 6 triệu đồng/người/ năm để đạt
ngưỡng 36 triệu đồng cuối năm 2021 đồng thời phấn đấu giảm tiếp 44 hộ nghèo. Muốn
thực hiện được cần tăng cường thâm canh, tăng vụ, tập trung mở rộng diện tích
trồng ngô hàng hóa, trồng chè và phát triển chăn nuôi.. Với tiêu chí y tế, tập
trung triển khai các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy sinh dưỡng
thể thấp còi (chiều cao/tuổi). Với tiêu chí vệ sinh môi trường và an toàn thực
phẩm: Xây dựng bãi rác thải tập trung xã Bản Liền. Vận động tối thiểu 70% hộ
gia đình có đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt và đảm bảo
tiêu chuẩn “3 cứng”.

Sự học của
con em đồng bào Mông, Tày địa phương được quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn
Với tiêu chí Giáo Dục, tất cả các đơn vị trường
trong xã đều rất quyết tâm phấn đấu để tiêu chí giáo dục sớm về đích trước hạn.
Thầy giáo Trần Huy- Hiệu trưởng trường PTDT bán trú TH và THCS xã Bản Liền cho
biết: Tại xã Bản Liền có 2 cấp học, cấp trường mầm
non đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2019 còn với cấp TH&THCS, về cơ sở vật chất
đã đáp ứng theo chuẩn quốc gia, tức tiêu chí số 5 đã đạt, còn tiêu chí số 3 về
tỷ lệ học nghề đúng độ tuổ, UBND xã đang phụ trách nội dung này. Trường chúng
tôi cũng đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để các cháu học
sinh tiếp tục phấn đấu học tập, học nghề, mới đây phòng Lao động thương binh xã
hội huyện Bắc Hà đã vào làm việc, dự định sẽ mở thêm 1 lớp nghề, khi lớp tổ chức
nội dung này chắc chắn sẽ đạt. Cũng có 1 một may mắn là 2 cấp trường có chung một
chi bộ, do vậy có sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động. Tập thể
chi bộ chúng tôi đều quyết tâm để tiêu chí về giáo dục sớm hoàn thành trước thời
hạn.
Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của
huyện cùng những nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân
các dân tộc địa phương, tin tưởng rằng, mục tiêu “về đích” nông thôn mới của xã
vùng cao Bản Liền (Bắc Hà) sẽ đảm bảo hoàn thành đúng thời gian, tiến độ dự kiến
vào cuối năm nay./.
Khuất Linh