CHUYÊN ĐỀ QUY ĐỊNH CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. Quy định về chính sách hỗ trợ
học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. (Nghị định 116/2016/NĐ-CP )
Ngày 18/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy
định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt
khó khăn. Nghị định này quy định đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục,
thẩm quyền, quy trình cấp phát và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với
học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt
khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ
chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định
tại Nghị định này.Nghị định này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
1.Đối tượng áp dụng
1.1 Đối với học sinh, gồm:
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo quy định
tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu
số theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh
theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1.2. Đối với các trường phổ
thông, gồm:
Trường phổ thông dân tộc bán trú;
Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định
này.
2. Điều kiện học sinh được hưởng chính
sách hỗ trợ
2.1. Đối với học sinh tiểu
học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:
Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông
dân tộc bán trú;
Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám
hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các
trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn
vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo. Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với
học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa
hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối
không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám
hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân
tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu
vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao
thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2.2. Đối với học sinh trung
học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:
Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp
trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu
thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi;
các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.Nhà ở xa trường
Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó
khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua
vùng sạt lở đất, đá.
3.3. Đối với học sinh trung
học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2
Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
3. Mức hỗ trợ
Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy
định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ
như sau:
- Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng
bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
- Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh
phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi
tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm
học/học sinh;
- Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ
mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Trường phổ thông dân tộc bán trú
được hỗ trợ:
- Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị,
bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh,
công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu
chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
- Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục
vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán
trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
- Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán
trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng
bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học
sinh bán trú/năm học;
- Trường hợp trường phổ thông dân tộc
bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc
nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương
cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần
định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01
tháng và không quá 9 tháng/01 năm.
- Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn
tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị
định này: Được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo quy định
tại Điểm d Khoản 2 Điều này; được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất theo quy định
tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này tùy theo số lượng học sinh được hưởng và
nguồn kinh phí hiện có.
4. Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ
Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ
thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh
tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm
theo Nghị định này).
- Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ
khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ
khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của
Trưởng Công an xã);
- Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối
tượng.
Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, hồ sơ gồm:
- Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và
hỗ trợ gạo;
- Danh sách học sinh bán trú đang học
tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối
tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này, hồ sơ gồm:
- Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và
hỗ trợ gạo;
- Danh sách học sinh bán trú thuộc
diện được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này ăn, ở bán trú tại trường;
- Danh sách học sinh bán trú phải tự
lo chỗ ở.
5. Trình tự, thủ tục xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ
5.1. Trình tự và thời gian thực hiện
a) Vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm
thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách
hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi,
hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng
được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2
hoặc Khoản 3 Điều 6 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp hồ sơ
cho nhà trường. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị xét,
cấp trong cùng một trường, riêng trường hợp thuộc hộ nghèo phải nộp bổ sung
giấy tờ chứng minh là hộ nghèo theo từng năm học;
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể
từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ
theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này gửi về Phòng
Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở
Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.
5. 2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết
định hưởng chính sách hỗ trợ
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể
từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào
tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo
tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể
từ khi nhận hồ sơ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt;
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo gửi kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để
các trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
6. Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh
6.1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học
sinh:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu
cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:
- Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ
trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;
- Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả
năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);
- Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức,
đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc
gia;
- Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo
trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học
kỳ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu
cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo
trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
6. 2. Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh, căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương trong năm học; thời gian ban
hành Quyết định hỗ trợ gạo trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
6. 3. Phương thức vận chuyển, giao nhận: Các đơn vị dự trữ quốc gia tự tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ
cho học sinh và giao cho đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tại trung tâm quận,
huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ; đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ
trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ.
7. Thời gian giao nhận gạo
và Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh
- Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo đề
nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
- Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh:
Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh
khi xuất cấp, tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị
tiếp nhận gạo của tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên
quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến
đúng đối tượng quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh của
địa phương mình;
Định kỳ kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
gửi báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh đến Bộ Tài chính, Bộ
Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách
hỗ trợ
8. 1. Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền
nhà ở cho học sinh và hỗ trợ mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ phục vụ sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hỗ trợ lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú và kinh phí phục vụ tổ
chức nấu ăn tập trung cho học sinh tại trường, kinh phí vận chuyển gạo được cân
đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm của địa phương.
Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách
trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội
do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
8. 2. Kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật
chất bao gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công
trình vệ sinh, công trình nước sạch, giường nằm và mua sắm các thiết bị kèm
theo được bố trí từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản hằng năm của địa phương,
kinh phí chương trình Mục tiêu của ngành giáo dục, kinh phí lồng ghép các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương
trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và huy động từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
9. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
9.1 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4, Điểm d Khoản 2 Điều
5 của Nghị định này và Điều kiện thực tế của địa phương để quy định cụ thể về
Khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và
trở về nhà trong ngày; quy định cụ thể về tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu
ăn cho học sinh để nhà trường chủ động trong việc tổ chức nấu ăn cho học sinh
tại trường.
9.2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị
định này tổng hợp vào kế hoạch các chương trình, dự án và kế hoạch ngân sách
địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian báo cáo kế hoạch Nhà nước hằng năm. Huy động các nguồn lực của địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước để hỗ trợ các trường tổ chức công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán
trú. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường
xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ của năm học; hằng năm tổng kết,
đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính, Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
II. Quy định về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Lào Cai ban hành chính sách đặc thù
hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2021-2025. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
khoá XV, kỳ họp thứ 16, thông qua ngày 04 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01năm 2021. Một số nội dung như sau:
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng, mức hỗ trợ:
Học
sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi
nương tựa; Học sinh có bố mẹ hộ khẩu thường trú tại xã thuộc vùng có điều kiện
kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (khu vực III, thôn vùng 3 thuộc xã khu vực
II); Học sinh là người dân tộc thiểu số (trừ học sinh có hộ khẩu các phường ở
thành phố Lào Cai).
- Đối
với học sinh thuộc đối tượng trên nhưng nhà ở xa trường, phải ở tại trường
(không đi đến trường và trở về trong ngày) mức hỗ trợ bằng 100% mức lương cơ
sở/học sinh/tháng;
- Đối
tượng còn lại (là học sinh thuộc đối tượng trên nhưng đi về trong ngày) mức hỗ
trợ bằng 80% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
- Thời
gian hưởng không quá 09 tháng/năm học.
2. Chính sách hỗ trợ điện, nước sinh hoạt cho học sinh ở
ký túc xá
a) Đối
tượng, phạm vi áp dụng: Học sinh ở ký túc xá trong trường Trunhg học phổ thông
chuyên;
b) Mức
hỗ trợ điện thắp sáng 25kw.h/tháng/học sinh, nước sinh hoạt 04m3/tháng/ học
sinh;
c)
Thời gian hưởng không quá 09 tháng/năm học.
3. Chính sách khuyến khích học sinh giỏi
1. Đối
tượng, phạm vi áp dụng:
a) Học
sinh lớp chuyên có hạnh kiểm tốt, đạt danh hiệu học sinh giỏi và điểm trung
bình môn chuyên của học kỳ xét, cấp hỗ trợ phải đạt từ 8,5 trở lên;
b) Học
sinh các lớp còn lại có hạnh kiểm tốt, đạt danh hiệu học sinh giỏi;
c)
Ngoài 02 điều kiện trên, học sinh phải tham gia đội tuyển học sinh giỏi hoặc có
dự án nghiên cứu khoa học của nhà trường mới được hưởng chính sách hỗ trợ này.
2. Mức
hỗ trợ:
a) Hỗ
trợ 30 học sinh/trường có học lực giỏi nhất xếp theo thứ tự từ cao đến thấp
(mỗi học kì chọn 30 học sinh, mỗi khối chọn 10 học sinh giỏi nhất) bằng 100%
mức lương cơ sở/học sinh/tháng;
b) Hỗ
trợ học sinh có học lực giỏi còn lại bằng 80% mức lương cơ sở/học sinh/tháng;
c)
Thời gian hưởng theo học kỳ.
4.Chính sách đối với giáo viên
- Đối
tượng, phạm vi áp dụng:Giáo viên dạy môn chuyên ở lớp chuyên.
- Mức
hỗ trợ bằng 150% mức lương cơ sở/tháng/giáo viên.
- Thời
gian hưởng 09 tháng/năm học.
- Tiêu
chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
5. Hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú
- Đối
tượng được hỗ trợ: Học sinh do nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km
trở lên đối với học sinh tiểu học, từ 07 km trở lên đối với học sinh trung học
cơ sở và từ 10 km đối với học sinh Trung học phổ thông hoặc địa hình cách
trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong
ngày phải ở bán trú, bao gồm:
a) Học
sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông mà bản thân, bố, mẹ có hộ
khẩu thường trú tại xã, thị trấn khu vực II;
b) Học
sinh THPT là người dân tộc kinh mà bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ
khẩu thường trú tại các xã khu vực III hoặc ở thôn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn (trừ học sinh được hỗ trợ theo Nghị định số116/2016/NĐ-CP
ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và
trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn);
c) Học
sinh học văn hóa tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên,
trường Cao đẳng Lào Cai mà bản thân, bố, mẹ có hộ khẩu thường trú tại xã, thị
trấn khu vực II và khu vực III.
- Mức
hỗ trợ tiền ăn bằng 20% mức lương cơ sở/học sinh/tháng và được hưởng không quá
09 tháng/năm học.
6. Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ nhà trẻ từ 24 đến 36 tháng
- Đối
tượng được hỗ trợ: Trẻ nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập mà bản
thân, bố, mẹ có hộ khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc
thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Trẻ
em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập bảo đảm một trong những
điều kiện sau:
a) Có
cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em có hộ
khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi,
các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b)
Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách
trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
c) Là
nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
- Mức
hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 160 ngàn đồng/trẻ em/tháng và được hưởng theo số tháng
thực tế nhưng không quá 09 tháng/năm học.
7. Hỗ trợ giáo viên trực tiếp quản lý học sinh bán trú
- Đối
tượng được hỗ trợ: Cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc biên chế của trường
kiêm nhiệm quản lý học sinh bán trú (trừ cán bộ, giáo viên trường phổ
thông dân tộc bán trú).
- Định
suất hỗ trợ: Trường có dưới 100 học sinh bán trú được bố trí 01 định suất; cứ
tăng 10 học sinh bán trú trở lên thì được tính thêm 0,1 định suất.
- Mức
hỗ trợ bằng 150% mức lương cơ sở/tháng/định suất và được hưởng không quá 09
tháng/năm học.
8. Hỗ trợ cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh bán trú
- Đối
tượng áp dụng: Các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có học
sinh bán trú và tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
(trừ trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông đã được hỗ trợ cấp
dưỡng nấu ăn cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông
ở xã, thôn đặc biệt khó khăn).
- Định
mức hỗ trợ: Cứ 40 học sinh bán trú ăn tại trường thì nhà trường được hỗ trợ 01
định suất cấp dưỡng. Trường hợp dư từ 30 học sinh trở lên (tức 75% định suất)
hoặc trường học có từ 30 học sinh đến dưới 40 học sinh thì được tính tròn một
định suất.
- Mức
hỗ trợ bằng 100% mức lương cơ sở/tháng/định suất và được hưởng không quá 09
tháng/năm học.
9. Hỗ trợ học phẩm, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa
phương cho học sinh
1. Đối
tượng được hỗ trợ:Trẻ em học lớp mẫu giáo 5 tuổi, học sinh tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông mà bản thân, cha, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu
thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn (trừ học sinh được hỗ trợ
chi phí học tập theo quy định của Chính phủ) học tại các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập.
2. Mức
hỗ trợ
a) Về
sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương: Hỗ trợ kinh phí để mua sách giáo
khoa, tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh mượn, đảm bảo mỗi học sinh được
mượn 01 bộ sách giáo khoa/học sinh/năm học;
b) Về
hỗ trợ học phẩm cho học sinh
- Trẻ
em học lớp mẫu giáo 5 tuổi được cấp 01 bộ quyển vở giúp bé nhận biết và làm
quen với chữ cái và 02 bút chì/trẻ em/năm học;
- Học
sinh tiểu học được cấp không quá 18 quyển vở 48 trang và 04 chiếc bút/học
sinh/năm học (phù hợp với yêu cầu của chương trình học). Riêng học sinh lớp 1
được cấp thêm 01 chiếc bảng con/học sinh/năm học;
- Học
sinh trung học cơ sở được cấp 30 quyển vở thếp đóng sẵn 100 trang/học sinh/năm
học;
- Học
sinh trung học phổ thông được cấp 40 quyển vở thếp đóng sẵn 120 trang/học
sinh/năm học.
III. QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Lào Cai ban hành kèm theo quy định một số
nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trên địa bàn tỉnh Lào Cai quy định như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định
chế độ chi thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm;
- Tổ
chức các kỳ thi phổ thông, gồm: Thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học
phổ thông (THPT); Thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh; Thi Tốt nhiệp THPT
hoặc THPT Quốc gia; Thi chọn học sinh vào đội tuyển cấp tỉnh dự thi học sinh giỏi
quốc gia; Thi chọn học sinh giỏi vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi olympic
và khu vực; Thi tuyển sinh vào THPT, xét tuyển vào các trường phổ thông dân tộc
nội trú THCS&THPT huyện, thị xã; Thi nghề phổ thông.
- Tập
huấn đội tuyển dự thi các kỳ thi học sinh giỏi, gồm: Tập huấn đội tuyển cấp tỉnh
dự thi học sinh giỏi quốc gia; Tập huấn đội tuyển dự thi và tham gia kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh.
2. Đối
tượng áp dụng:
Các cơ
quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng có liên quan khác
tham gia công tác xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ
thông và các cuộc thi khác có tính chất chuyên môn theo quy định của ngành giáo
dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Riêng đối với công tác thanh tra chỉ áp dụng đối
với cán bộ làm công tác thanh tra kiêm nhiệm. Các cơ quan, đơn vị, giáo viên, học
sinh tham dự tập huấn đội tuyển dự thi các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cấp tỉnh.
3.
Nguyên tắc áp dụng
- Các
mức chi trong quy định này được thực hiện cho những ngày thực tế làm việc trong
thời gian chính thức thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các
kỳ thi phổ thông, tập huấn đội tuyển cấp tỉnh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia, tập huấn đội tuyển dự thi các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, in sao đề
trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài.
-
Trong trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ
được hưởng một mức thù lao cao nhất.
4. Nội
dung, mức chi cho công tác tổ chức các kỳ thi và tập huấn đội tuyển dự thi các
kỳ thi học sinh giỏi
- Soạn
thảo câu trắc nghiệm để đưa vào biên tập: 45.000 đồng/câu.
- Thẩm
định và biên tập câu trắc nghiệm: 40.000 đồng/câu.
- Tổ
chức thi thử:
Chi
xây dựng ma trận đề thi trắc nghiệm: 180.000 người/ ngày;
Chi
xây dựng đề thi gốc (phản biện và đáp án): 700.000 đồng/đề;
Chi
xây dựng các mã đề thi: 180.000 đồng/đề.
-Thuê
chuyên gia thẩm định cỡ câu trắc nghiệm: 280.000 đồng/người/ngày (theo phương
thức hợp đồng).
- Đánh
máy và nhập vào ngân hàng câu trắc nghiệm: 180.000 đồng/người ngày.
5.
Nội dung, mức chi cho công tác ra đề thi
5. 1.
Ra đề thi: Chi ra đề thi đề xuất đối với đề thi tự luận, đề thi thực hành, đề
thi nói để lựa chọn, xây dựng mới đề thi chính thức hoặc dự bị (một đề chính thức
bao gồm nhiều phân môn khác nhau, đề thi đề xuất có ít nhất 3 câu).
Mức
chi đối với đề thi tự luận, đề thi thực hành, đề thi nói bao gồm các nội dung:
Soạn thảo và phản biện đề thi chính thức, đề thi dự bị có kèm hướng dẫn chấm,
biểu điểm; dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thực hành.
Mức
chi đối với đề thi trắc nghiệm bao gồm các nội dung: Xây dựng ma trận đề thi trắc
nghiệm: Mục đích kỳ thi, mục tiêu đánh giá, thời gian thi, xây dựng các yêu cầu,
kỹ thuật về cấu trúc đề thi, thiết lập ma trận; chỉnh sửa câu trắc nghiệm; duyệt
ma trận, duyệt đề; rút các câu trắc nghiệm từ ngân hàng, theo ma trận, hình
thành chế bản đề; chi phản biện đề thi.
5. 2.
Phụ cấp trách nhiệm cho Hội đồng/Ban ra đề thi (sau đây gọi tắt là Hội đồng) và
công tác phục vụ tổ chức ra đề thi: Thi chọn học sinh vào đội tuyển cấp tỉnh dự
thi học sinh giỏi quốc gia, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh vào
THPT; Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện; thi nghề phổ thông:
5. 3.
Phụ cấp trách nhiệm cho Hội đồng và công tác phục vụ tổ chức in sao đề thi tốt
nghiệp THPT hoặc THPT quốc gia;
5. 4.
Tiền ăn cho Hội đồng ra đề thi, Hội đồng sao in đề thi trong những ngày tập
trung cách ly đặc biệt với bên ngoài thực hiện bằng chế độ lưu trú theo quy định
chế độ công tác phí hiện hành.
6. Một số mức hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm
non trên địa bàn tỉnh Lào Cai
6.1. Chính sách hỗ
trợ nấu ăn cho trẻ mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, xã thuộc vùng khó khăn
-Đối tượng, phạm vi áp dụng: Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn, xã có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ.
- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm
non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú tối thiểu 2.400.000 đồng/01
tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên hoặc các cơ sở giáo dục mầm non
(bao gồm cả các điểm trường) có từ 20 trẻ em đến dưới 45 trẻ em được tính thêm
một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức
hỗ trợ nêu trên/01 tháng.
- Thời gian hỗ trợ: Không quá 9 tháng/năm học.
- Nguyên tắc hỗ trợ: Mức hỗ trợ nêu trên là mức hỗ trợ tối
đa từ ngân sách. Tùy khả năng cân đối nguồn kinh phí tự chủ được giao cho đơn vị,
các cơ sở giáo dục có thể bổ sung thêm mức hỗ trợ để đảm bảo hợp đồng lao động
thực hiện nhiệm vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
6.2. Chính
sách đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu
công nghiệp, nơi có nhiều lao động
- Đối
tượng hưởng chính sách: Cơsở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công
nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành
lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc
tại khu công nghiệp.
- Mức
hỗ trợ: Hỗ trợ trang bị cơ sởvật chất 01 lần, bao gồm: Trang bị đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ
trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ là 20 (hai mươi) triệu đồng/cơ sở giáo
dục mầm non độc lập.
6.3. Chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là
con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp
- Đối
tượng hưởng chính sách: Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại
hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt
động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
là công nhân, người lao động đang làm việctại các khu công nghiệp được doanh
nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.
- Mức
hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ em/tháng.
- Thời
gian hỗ trợ theo số tháng học thực tế, không quá 9 tháng/năm học.
6.4. Chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại
cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp
- Đối
tượng hưởng chính sách: Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm
non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những
điều kiện sau:
Có
trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định.
Có hợp
đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân
lập, tư thục.
Trực
tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con
công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.
- Mức
hỗ trợ:
Giáo
viên mầm non bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 chương này được
hỗ trợ 800.000 đồng/tháng (tám trăm ngàn đồng một tháng).
Số lượng
giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được
tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện
hành.
- Thời
gian hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm
ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với
giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo
hiểm thất nghiệp.