Những dấu mốc quan trọng trên chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Lào Cai (05/3/1947 - 05/3/2022
1. Đảng bộ tỉnh Lào
Cai ra đời
Ngày 5/3/1947, Hội nghị toàn thể đảng viên tỉnh Lào
Cai được khai mạc tại Sở Cẩm (Sở cảnh sát) gần cầu Cốc Lếu, thị xã Lào Cai. Hội
nghị đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chính thức gồm 7 đồng chí, do
đồng chí Lê Thanh làm Bí thư. Khi thành
lập tháng 3/1947, Đảng bộ tỉnh Lào Cai có 7 chi bộ đảng với 61 đảng viên. Đảng
bộ tỉnh Lào Cai ra đời có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trong phong
trào cách mạng ở Lào Cai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng ở
Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
2. Giải
phóng hoàn toàn Lào Cai
Ngày 12/11/1946 là
ngày đi vào lịch sử tỉnh Lào Cai như một mốc son quan trọng, ngày giải phóng
Lào Cai lần thứ nhất, giải phóng cho Nhân dân các dân tộc Lào Cai thoát khỏi sự
đàn áp của bọn Quốc dân đảng phản động. Ngày 12/9/1950, lực lượng tham gia chiến
dịch Lê Hồng Phong (đợt II) đã đồng loạt tấn công địch trên mặt trận Lào Cai,
quân ta liên tiếp thu được thắng lợi. Chiến dịch Lê Hồng Phong đợt II kết thúc
thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn giải phóng, mở ra một bước ngoặt trong lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, đồng thời phá tan âm
mưu lập “Tỉnh Nùng”,“Tỉnh Thái” tự trị và ý đồ phong toả biên giới của Thực dân
Pháp. Thắng lợi đó còn thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ Lào Cai và
tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của lực lượng vũ trang Nhân dân ta.
3.
Lào Cai phối hợp thực hiện 5 chiến dịch tiễu Phỉ
Từ năm 1950 đến năm 1955, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã lãnh
đạo thực hiện thắng lợi 5 chiến dịch tiễu phỉ với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ. Kết
quả ta đã giải phóng toàn bộ các vùng bị phỉ chiếm đóng, xây dựng, củng cố được
chính quyền và lực lượng dân quân du kích trong các khu vận động. Thắng lợi của
công cuộc tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Đã đập tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là dùng người Việt
để gây dựng lực lượng chờ thời cơ tiến công chống phá cách mạng. Thắng lợi này
đã mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Lào Cai, giai đoạn kết thúc cuộc kháng
chiến, toàn tỉnh bước vào thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, cùng miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4. Lào Cai hướng về Miền
Nam ruột thịt
Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, tỉnh Lào Cai đã có 18.749 thanh niên, nam nữ đăng ký tình
nguyện lên đường chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam. Lào Cai đã thành
lập hai tiểu đoàn mang tên Hoàng Liên Sơn I (gồm 150 chiến sĩ) và Hoàng Liên
Sơn II (có 497 chiến sĩ). Trong quá trình tham gia chiến đấu, 100% chiến sĩ
Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn I và 60% chiến sĩ Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II đạt danh
hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Đến 1975, Lào
Cai đã huy động hơn một vạn lượt người trực tiếp đi chiến đấu, phục vụ chiến
đấu ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế; trong đó có hàng nghìn tấm gương đã anh
dũng hi sinh. Nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Nhân dân các dân tộc
trong tỉnh đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều huân chương,
huy chương, bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác.
5. Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn
(1976-1991)
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa V đã ra Nghị quyết hợp nhất một số tỉnh
trong đó tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai hợp nhất thành một tỉnh, lấy tên Hoàng
Liên Sơn. Ngày 16/2/1976, các cơ quan Đảng,
chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hoàng Liên Sơn chính thức đi vào hoạt động. Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Hoàng Liên Sơn
gồm 37 đồng chí. Toàn tỉnh có 20 huyện thị, 54 ty, ban, ngành. Tờ báo Hoàng
Liên Sơn - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh được xuất bản ngay trong ngày đầu
tiên tỉnh Hoàng Liên Sơn đi vào hoạt động. Xuất phát từ điều kiện kinh tế,
cơ sở vật chất và vị trí quan trọng, lãnh đạo tỉnh thống nhất đề xuất và được
chuẩn y thị xã Lào Cai là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hoàng Liên Sơn.
6. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc,
tháng 2/1979
Ngày 17/2/1979, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía
Bắc diễn ra. Cùng với cả nước, quân và dân các dân tộc Lào Cai trong tỉnh Hoàng
Liên Sơn đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng nơi
biên cương của Tổ quốc. Đã có nhiều cá nhân, đơn vị, lực lượng vũ trang được
Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có ý nghĩa lịch sử to lớn, là sự kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc trong giai
đoạn cách mạng mới.
7. Tỉnh
Lào Cai được tái lập và đi vào hoạt động
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII) kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991 về điều chỉnh địa giới
một số tỉnh, thành trực thuộc Trung ương. Tỉnh Hoàng Liên Sơn được chia thành
hai tỉnh: Tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai. Ngày 30/8/1991, Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn
đã ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về chỉ đạo việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn. Tỉnh
Lào Cai chính thức hoạt động trở lại từ ngày 01/10/1991. Khi tái lập, tỉnh Lào
Cai có 8 huyện (Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát
Xát, Than Uyên) 2 thị xã (Lào Cai, Cam Đường) với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh
lỵ là thị xã Lào Cai.
8. Kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh, đón nhận Huân
chương Hồ Chí Minh
Ngày 07/12/2007, Lào Cai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm
100 năm thành lập tỉnh Lào Cai, tham dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Trung ương và các tỉnh bạn. Kỷ niệm 100 năm thành lập, tỉnh Lào Cai đã đạt
được được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Tốc độ tăng trưởng bình quân sau
tái lập tỉnh luôn đạt 11,9%/năm, đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng
sâu được cải thiện đáng kể (100% số xã có đường ô-tô, 80% số thôn, bản có đường
giao thông liên thôn, 78% số xã có điện lưới quốc gia, 73% số hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh, 50% số trường, lớp học được kiên cố hóa, 70% số hộ được xem
truyền hình quốc gia. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người
tăng tám lần so với khi mới tái lập tỉnh). Hệ thống chính trị các cấp, các tổ
chức đoàn thể xã hội được củng cố, ngày càng vững mạnh. Với những thành tựu đã
đạt được, tỉnh Lào Cai đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao
Vàng, Huân chương Ðộc lập hạng nhất, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân.
9. Kỷ niệm
30 năm tái lập tỉnh Lào Cai
Năm 2021, chặng đường đánh dấu 30 năm tái lập, đổi mới
và phát triển tỉnh Lào Cai (01/10/1991-01/10/2021) với những thành tựu ngoạn mục
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ một trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước
khi tái lập, Lào Cai đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc,
nằm trong tốp đầu của các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế liên tục duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 1991 - 2020 đạt trên 10
%/năm. So với năm 1991, quy mô GRDP gấp hơn 18 lần, tổng thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn gấp 276 lần, GRDP bình quân đầu người gấp 121,5 lần, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh từ 54,8% (1991) xuống còn 5,31%
(2021), đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, Lào Cai có 62/127 xã (năm 2021)
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao,
01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Bảo Thắng). Các lĩnh vực y tế, giáo dục có bước
phát triển vượt bậc, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị được bảo đảm và có bước phát triển vững chắc.
10. Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Lào Cai
Năm 2022, dấu mốc quan trọng kỷ niệm 75 năm xây dựng
và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Lào Cai (5/3/1947-5/3/2022). Từ những ngày đầu
thành lập, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ có 7 đồng chí, do đồng chí Lê Thanh làm Bí thư, toàn tỉnh chỉ có 7 chi bộ
đảng với 61 đảng viên. Sau 75 năm thành lập, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã có sự trưởng
thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào
Cai khóa XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) có 50 đ/c UV BCH, Tỉnh ủy Lào Cai có 14 đảng
bộ trực thuộc, 615 chi, đảng bộ cơ sở, 2.930 tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ dưới
cơ sở với 52.151 đảng viên. 75 năm một chặng đường, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Lào Cai đã vươn mình mạnh mẽ từ một tỉnh
nghèo nhất cả nước trở thành vùng động lực tăng trưởng của khu vực Trung du và
Miền núi phía Bắc và đang trên hành trình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của
cả nước./.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
LÀO CAI