Xã Tà Chải, huyện Bắc Hà
Lượt xem: 4029

1. Lịch sử hình thành xã Tà Chải.

1.1. Quá trình thành lập.

Tà Chải cũng như các khác trong huyện có một quá trình  lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Từ xa xưa là một bộ phận thống nhất của huyện Bắc Hà. Nhân dân các dân tộc trong nơi đây có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, giàu tình yêu quê hương đất nước. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước nhân dân các dân tộc đồng sức chung lòng, thể hiện rõ bản lĩnh kiên cường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Lịch sử truyền thống quí báu đó, được nuôi dưỡng, vun đắp, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt từ khi chi bộ Đảng ra đời truyền thống đó  được khơi dậy, góp phần tô thắm thêm trang sử hào hùng của Đảng bộ huyện.

Ngày 20.9.1950 huyện Bắc Hà được giải phóng, lúc đó chưa có tên xã Tà Chải mà chỉ có các thôn: Bản Luống, Nậm Sắt, Na Pa Ngam, Na Quáng, Nậm Cáy, Na Thá thuộc Chánh tổng Hoàng A Tưởng quản lý và điều hành. Đến năm 1953 ông Lý Dìn Hồ (người Hán)- chủ tịch MTTQ huyện đề xuất với chính quyền huyện hợp nhất các thôn thành một xã lấy tên là xã Bản Luống, gọi theo tiếng Hán có nghĩa là Tả Chải, ý nghĩa là một làng lớn. Bản Luống  theo tiếng Tày cũng có nghĩa là một làng lớn.  Năm 1953 Ủy ban Hành chính tỉnh Lào Cai công nhận, thành lập xã Tả Chải. Chính quyền xã khi đó do ông Lâm Văn Văn làm Chủ tịch và ông Lục Văn Pà làm phó chủ tịch xã.

Xã lúc đó có các thôn:

                        1/ Bản Luống: 20hộ ( thôn đông hộ được mang tên xã).

                        2/ Nậm Sắt:       17hộ.

                        3/ Na Pa Ngam: 13 hộ.

                        4/ Nậm Cáy:      13 hộ.

                        5/ Na Quáng: 10hộ.

                        6/ Na Thá: 7 hộ.

1.2. Tên gọi qua các thời kỳ.

Từ 1953 - 1990: gọi là xã Tả Chải.

Từ 1992 đến nay  2009: gọi là x· Tà Chải.

(Nguyên nhân có sự thay đổi là do chia tách xã thành hai đơn vị hành chính đó là xã Tà Chải, Thị trấn Bắc Hà).

1.3. Quá trình đấu tranh và bảo vệ quê hương.

- Trước 20/9/1950 nhân dân các dân tộc xã Tả Chải nói riêng và Bắc Hà nói chung cuộc sống dưới chế độ Pháp thuộc do thổ ty Hoàng A Tưởng quản lý, ruộng đất nằm trong tay hộ gia đình địa chủ phú nông; người nghèo không có tư liệu sản xuất lâm vào cảnh khó khăn mọi bề. Từ khi có ánh sáng của Đảng, Chính phủ nhân dân các dân tộc một lòng đứng lên đấu tranh đánh Pháp, tiễu phỉ giải phóng quê hương; đi đầu điển hình có Bác Lâm Văn Văn, Lý A Chén, Giàng A Sần, Lâm Văn Vàng, Lâm Văn Ình, Vàng Lý Diu. Sau giải phóng các đồng chí này đều tham gia công tác chính quyền tại xã.

- Từ năm 1950 - 1955 tuy Bắc Hà được giải phóng nhưng Pháp âm mưu gây Phỉ nổi loạn và mất an ninh chính trị xã hội. Tại xã Tả Chải lúc đã đã có chính quyền, lực lượng dân quân du kích xã đã phối hợp với bộ đội quyết tâm đánh Phỉ. Trong thời gian này chỉ huy lực lượng dân quân xã tiễu phỉ là ông  Lý A Chén làm xã đội trưởng, ông Lý Vù làm xã đội phó. Du kích tiễu phỉ bây giờ còn đồng chí Giàng A Sần, đảng viên chi bộ 7 Tả Hồ, Lâm Văn Ình  ở thị trấn, Vàng Lí Diu đã mất.

+ Sản xuất nông nghiệp là cơ bản, tập trung trồng cây lúa nước với diện tích 77,4 ha, diện tích Ngô 40 ha, đậu tương 65,3ha, cây chè 22ha, ngoài ra còn trồng thêm các cây nông nghiệp khác như: khoai lang, đao giềng, cây sèo, lúa mỳ cây đại mạch, đậu răng ngựa. Những năm 1950- 1953 còn tàn dư của chế độ Pháp và Hoàng A Tưởng. Đất nông nghiệp vẫn nằm trong tay hộ địa chủ, phú nông. Những hộ dân nơi khác di cư đến và số hộ dân không đủ tư liệu sản xuất nghèo nàn phải đi làm thuê, làm mướn.

- Những năm 1955 - 1960 Tà Chải được phát triển từ dân số đến quy mô hộ dân cư và thôn bản. Thôn  trung tâm Bản Luống và Thôn  Nậm Sắt được quy hoạch làm khu trung tâm của huyện. Do vậy, nhân dân 2 thôn đó di chuyển vào các thôn: Na Kim, Na Thá, Tả Hồ, Na Lo, Na Hô, Nậm Cáy, Na Pa Ngam, Na Khèo để nhượng lại đất cho huyện xây dựng cơ quan công sở nhà nước.        

- Trong những năm 1960-1975, hoà với khí thế cả nước phục vụ cho tuyền  tuyến vì Miền Nam ruột thịt, thực hiện khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", lực lượng thanh niên trong xã đã xung phong hăng hái lên đường nhập ngũ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tổng số 25 người. Năm 1975 đất nước thống nhất đã có 5 người nằm lại chiến trường (2 người ngã xuống trong kháng chiến chống Pháp, 03 người trong kháng chiến cống Mỹ),  4 thương binh, 1 bệnh binh và nhiều đồng chí khác bị ảnh hưởng chất độc hoá học, tuy nhiên đến nay cuộc sống vẫn được ổn định, được một số đồng chí tham gia chính quyền đoàn thể xã như ông  Vàng Ngọc Hòa, Hoàng Yên Châu, Đào Trọng Đề, Vàng Chẩn Tờ...

+ Đây cũng là thời kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV. với mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc theo mô hình tập thể, phục vụ lương thực thực phẩm và con người cho chiến trường Miền Nam. Xã Tà Chải dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ - UBND huyện Bắc Hà và Chi bộ xã Tả Chải đã thực hiện xây dựng hợp tác xã, gồm HTX nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng. Tại các thôn lập thành đội lao động sản xuất theo tập thể, tính công điểm cho bà con nhân dân được thực hiện tốt. Mặt tích cực xây dựng Hợp tác xã Tà Chải là duy trì nghiêm túc theo Luật Hợp tác xã, phát triển trên các lĩnh vực như nông nghiệp, nghề chế biến cán  Mỳ sợi, cế biến chè Tuyết San, sản xuất ngói, vôi, gạch, xây dựng thuỷ lợi, giao thông và mua ôtô vận chuyển hàng hoá.

+ Đất nông nghiệp được gieo trồng hết diện tích, hệ thống tưới tiêu được quan tâm xây dựng. Năm 1961 xây dựng thuỷ lợi Tả Hồ, thuỷ lợi thôn Na Thá,  thuû lîi Na KhÌo, dẫn nước tưới cho bãi ruộng Na Chao, Bản Luống, Na Quang, Nậm Cáy, Na khÌo. Đời sống nhân dân được nâng lên, gia đình có thân nhân đi bộ đội được hưởng chế độ mua thóc và miễn một phần nghĩa vụ thuế. Cơ sở hạ tầng được phát triển như trụ sở xã được xây dựng; hợp tác xã mua bán của xã đảm bảo đủ muối và dầu hoả phục vụ nhân dân. Hạ tầng đường xuống thôn bản được mở rộng đảm bảo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Trường học được xây dựng tại thôn Na Quang có cấp I, cấp II học tại thôn Bắc Hà (nay là Thị trấn Bắc Hà). Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thời kỳ này do đồng chí Cao Văn Thương phụ trách, vì lúc này chưa có trạm y tế xã. Công tác bảo vệ rừng, trồng rừng được duy trì tốt tại thôn như: thôn Nậm Cáy có rừng già Nậm Cáy; tại thôn Na Kim có rừng già Đóng Páng Bản, thôn Na Quang có rừng già Đóng reo, Thôn Na Lo có rừng Bè Lo.  Những rừng này chủ yếu là cây gỗ Dẻ, Dổi, Trám, Hồng.... Cây có đường kính to, cây to nhất là 2m, cây nhỏ  võa  là 10-30 cm. Tại thôn Na Khèo, Thôn Nậm Sắt có rừng thông cổ thụ từ thời Hoàng A Tưởng trồng và lưu giữ lại. Ngày nay do quy mô dân số, kinh tế xã hội phát triển diện tích một phần đã được quy hoạch vào trung tâm huyện, xã. Số rừng này đã được thay thế bằng cây ăn quả: Mận Tam hoa, cây Đào pháp, cây Lê; cây lấy củi như Túng quá sủi , cây sa mộc....

+ Trong những năm kháng chiến bảo vệ biên giới (1978-1979) đã có 82 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đảm bảo đủ quân số và làm tròn nhiệm vụ. Khi trở về quê hương nhiều đồng chí đã tham gia công tác tại cơ sở như Đ/c Khương, Đ/c Sương, Đ/c Hội và nhiều đồng chí tham gia ở các cơ quan cấp trên, phần cơ bản ở nhà tham gia lao động sản xuất tiêu biểu như Đ/c Vinh, Đ/c Lử, §/c Long, §/c S¬n ...

+ Thời kỳ 1980-1986: nhân dân xã Tà Chải tiếp tục thc hiện củng cố xây dựng hợp tác xã nông nghiệp vững mạnh theo nghị quyết của Đảng. Mở rộng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng  cụ thể: Tư liệu sản xuất xã    08 nhà kho, 07 bể ngâm mạ, 03 máy đập đậu và có 100 máy cào cỏ 64 A, hơn 150 con trâu của hợp tác xã. Các thôn đều có nhà trẻ

Nông nghiệp nhân dân tập chung cấy lúa nước với giống khẩu nậm sít và giống lúa Mường Hum là chủ yếu năng suất ước đạt 35 tạ/ ha. Cây  ngô trồng giống ngô vàng Na Hối,  năng suất ước đạt  16 tạ /ha, đậu tương trồng hết diện tích năng suất ước đạt 5 tạ /ha. Ngoài ra còn 60% số hộ trồng thêm lúa nương năng xuất ước đạt 9 tạ/ ha ...

Cây ăn quả được trồng trong các hộ gia đình chủ yếu là cây mận trái tráng ly, Tả hoàng ly, mận hậu, lê xanh, dẻ Trung Quốc nhưng với cơ chế chưa mở số quả chủ yếu tự phục vụ gia đình và trao đổi tại thôn, xã.... Những năm này  mức thu nhập của nhân dân mới đạt khoảng  210 -240 kg /người /năm. Toàn xã  có nhiều hộ lao động sản xuất giỏi như hộ: ông Vương Thái Bình, Vương Thái Hồng, Giàng A Ngấn, Vàng Văn Nga, Vàng Văn Tủi, Lâm Văn Vương ...

Hệ thống chính trị  ở cơ sở xã,  thôn được củng cố và xây dựng, cán bộ cơ sở có  nhiều đồng chớ được đi tập huấn và đào tạo tại cấp trên điển hình có Đ/c  Mai Thào Pao nguyên là chủ tịch UBND xã đi học tại trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I Hà Nội. An ninh chính trị xã hội tại xã luôn ổn định, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ vững và lưu truyền  qua thế hệ điển hình ngày lễ, tết. Nhân dân tại các thôn tham gia giao lưu văn hoá văn nghệ rất vui vẻ và nhiệt tình, cụ thể hàng năm từ ngày 01 đến ngày 15 tết cổ truyền xã tổ chức đại xoè quần chúng. Gương điển hình đội nhạc cụ là ông Lâm Văn Lù, ông Vàng Văn Pao, ông Vàng Văn Thành, ông Lâm Văn Sủn, ông Lâm  Văn Vương.  Đội nghệ nhân có bà Vàng Thị Tiều, bà  Mai  Thị Lĩnh, Vùi Thị Nguyên, Vàng Thị Ví, Vàng Thị Thởi, Hoàng Thị Cái. Công tác giáo dục được duy trì và học hiệu quả xã có trường cấp 1, trường cấp 2 trong xã đã có nhiều con em theo học và trở về địa phương công tác như thầy giáo: Vàng Văn Tư,  cô giáo Đào Thị Mận,  thầy giáo Chu A Tám ...  Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng  xã có cán bộ trực y tế, huyện có Bệnh viện huyện

+ Thời kỳ đổi mới (từ 1986 cho đến nay):

-  Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tà Chải không ngừng củng cố và xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Đẹp về thôn bản, tôn vinh và giữ gìn tốt đẹp về truyền thống  bản sắc dân tộc và sự đổi mới của Đảng; thi đua phát triển kinh tế, tìm kiếm giống cây trồng cho hiệu quả và năng xuất cao. Đến nay 100% hộ dân tham gia chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi, thực hiện đúng phương châm khoán và khoán gọn đến hộ gia đình ruộng đất được phân chia hợp lý tới hộ dân.

 - Thời kỳ đổi mới phương châm cây nông nghiệp vẫn là mũi nhọn xã chỉ đạo  cấy lúa giống mới như Lúa Tam mưu, Lúa Nhị ưu, Lúa  khang dân ... Năng xuất ước đạt 45- 50 tạ /ha, cây ngô trồng giống mới như ngô biôsit, 9698, NK66  năng suất ước đạt 23 tạ/ha ... cây đậu tương giống DT84 ... Cây ăn quả  như cây mận Tam hoa, cây Mơ, cây đào pháp  toàn dân đã trồng và phát triển rộng trở thành cây mũi nhọn và thu nhập chính của nhân dân. Cây rau được duy trì và trồng với diện tích  khá lớn trong thôn, dần chuyển thành cây hàng hoá  với mục tiêu cây rau an toàn với các  loại rau bắp cải, xu hào,  rau cải...

* Thành Tựu đạt được: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,  nhân dân các tộc xã Tà Chải hăng hái lao động sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống tại chỗ và cung cấp ra thị trường. Các công trình phúc lợi của Nhà nước nhân dân đều được hưởng lợi. Đời sống dân cư ổn định, bản sắc dân tộc được duy trì và bảo tồn cụ thể 100% thôn có đường ôtô đến thôn, 80% hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hoá hàng năm, 90% thôn đạt thôn văn hoá, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, an ninh chính trị trật tự thôn bản được giữ  vững, hai Thôn Na thá, Na lo đang là điểm du lịch  hấp dẫn của xã.

2. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu.

2.1. Diện tích và vị trí địa lý.

- Diện tích tự nhiên: 521 ha

- Phía Bắc giáp xã Lầu Thí Ngài, Bản Phố.

- Phía Nam giáp xã Na Hối.

- Phía Đông giáp xã Thải Giàng Phố, Lầu Thí Ngài.

- Phía Tây giáp xã Na Hối, Thị trấn

2.2. Địa hình.

Xã Tà Chải có địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ khe suối dày đặc và dốc, các dãy núi có độ cao giảm dần và chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đỉnh cao nhất là 1.305m, điểm thấp nhất là 800m. Độ cao trung bình là 950m, độ dốc trung bình là 300 - 350. Núi  Cô Tiên là điểm trung tâm của xã với độ cao tương đối, ở dãy này  với  sự tích  truyện xưa truyền lại là trên đỉnh núi có một tổ  Ong rất to. Nhõn dõn trong vựng tham gia đốt với thời gian rất dài và sử dụng mất một trăm bó gianh khô để đốt mới bắt được Tổ Ong, đuổi đàn ong dữ đi. Theo tiếng  Nùng gọi là  “Pặc ha  pháu múng Tổ”, tiếng Tày là  “Áu  ròi phon kha chút  trưng đảy mùng to”. Từ câu nói Pặc Ha xưa  được dịch thành  tờn Bắc Hà ngày nay.

Núi Ba mẹ con được trải dài từ thôn Na Kim - Tả Hồ đến thôn Nậm Châu, thôn Na Lo với ngọn núi cao tương đối, hình dạng của núi gồm một chỏm núi cao là Mẹ và 2 chỏm núi bé hai bên là Con. Nhìn từ xa các hướng đều như vậy. Dãy núi này được dân tộc Tày gọi là Thảm mè lù, dịch tiếng đa số là núi Ba mẹ con. Xưa và nay núi này phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp, trồng rng và cây ăn quả. Hướng cho tương lai phục vụ cho dịch vụ- du lịch sinh thái rừng. Đứng trên ngọn núi quan sát được quang cảnh của huyện Bắc Hà.

2.3. Khí hậu thuỷ văn.

+ Khí hậu: Xã Tả Chải  thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu: Nhiệt đới, á nhiệt đới nên thời tiết mát mẻ vào mùa hè và lạnh có sương muối vào mùa đông.

+ Nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình năm là 18 -190C.

Nhiêt độ cao nhất: 320 vào tháng 6, tháng 7.

Nhiệt độ thấp nhất: 1,50C vào tháng 12 và tháng 1.

+ Độ ẩm. Độ ẩm không khí bình quân: 75 - 80%.

+ Thổ nhưỡng: Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

3. Dân số - Dân tộc.

- Tổng dân số toàn xã có 599 hộ, 2342 khẩu. Mật độ dân số trung bình 449 người/km2

- Dân tộc: có 9 nhóm  dân tộc cùng chung sống hoà thuận trong đó dân tộc thiểu số chiếm 73,78%.

Tỷ lệ thành phần dân tộc: Dân tộc Tày chiếm 51,96%, Kinh chiếm 26,22%, Nùng chiếm 15.71%, Mông chiếm 3.5%, Hoa chiếm 1.07%, Dao chiếm 0.72%, dân tộc khác chiếm 0.82%.

4. Đơn vị hành chính trực thuộc.

- Xã Tả Chải những năm 1950 - 1955 có 6 thôn với 80 hộ dân có 6 dân tộc anh em cùng chung sống đó là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Kinh. Năm 1956 đến 2000 có 7 thôn, đến năm 2001 có 8 thôn với 404 hộ, 1. 867 khẩu, đến năm 2006 có 9 thôn, hiện nay toàn xã có 599 hộ với 2.361 khẩu với 9 dân tộc anh em cùng chung sống.

- Số chi bộ trực thuộc: Chi bộ Đảng xã Tả Chải được thành lập từ ngµy 19/ 02 /1961 với 4 đảng viên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng được duy trì và phát triển đến năm 2009 Đảng bộ có 95 đảng viên với 11 chi bộ trực thuộc trong đó có 9 chi bộ nông thôn và 2 chi bộ trường học.

+ Lý giải ý nghĩa tên gọi từng thôn và thế mạnh từng thôn ngày nay.

* Thôn Na Hô: được tách  ra từ thôn Na Lo năm1994 do ông Vàng Văn Sỏi làm trưởng thôn, lúc đó có 35 hộ dân.  Ý nghĩa Na Hô là nhân dân ngày xưa hay đến chăn thả Bò, Bò thích ở địa điểm này. Tiếng Tày gọi là Na Hô, tiếng Việt có nghĩa là Bãi chăn thả Bò. Nguồn thu  của nhân dân là thu nhập từ nông nghiệp và chăn nuôi, trồng cây ăn quả cụ thể đất lúa  1, 7 ha, đất nương rẫy  4ha, đất trồng  cây ăn quả 8,8 ha, đất trồng cây đậu tương, lạc,  rau 1,5 ha.

* Thôn Na Lo: được tách  ra từ thôn Bản Luông vµ th«n NËm S¾t  năm 1968, do ông Vàng Văn Tủi làm Đội trưởng đội sản xuất trồng chè, lúc đó có 25 hộ.  Trung tâm thôn có một mỏm đồi, xa x­a cã mét sè hé người Hoa ở khoảng 12 nhà. Người ở đây chăn nuôi con Lừa, tiếng Tày gọi là Mà Lo. Mọi người gọi thôn Na Lo có nghĩa nơi đây người dân nuôi con Lừa nhiều, tại đó có một mạch suối đùn nên con lừa thường đến đây uống nước, nhân dân đắp lại thành một vũng nước cho con Lừa uống. Từ đó gọi là gọi Bo Lo theo tiếng Tày. Nhân dân ở đây  tập trung sinh hoạt theo xóm cùng chung mục tiêu phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển rừng và trồng cây ăn quả. Thu nhập chính của nhân dân ở thôn là  từ hạt  ngô, lúa  và búp  chè, quả mận tam hoa. Diện tích hiện trạng  đất lúa 4ha, đất nương rẫy  3.8 ha, đất  cây ăn quả  10,1 ha, đất trồng rau màu các loại 6,5 ha,  vườn chè 3 ha.

* Thôn Nậm Châu: được tách  ra từ thôn Nậm Cáy, năm 1992 do Vàng Văn Là  làm trưởng thôn, thôn có 18 hộ. Theo tiếng Tày là Nậm Cháu có nghĩa là nước sống. Lịch sử ngày  xưa qua nhiều đời kể lại có nhiều người ốm yếu gần qua đời được con cháu lấy nước ở đây về cho uống, uống xong người khoẻ lại. Từ đó nhân dân gọi là Nậm Cháu tức là thôn Nậm Châu hiện nay. Kinh tế nhân dân ở thôn chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp và chăn nuôi, buôn bán nhỏ, đất canh tác tại thôn hiện có diện tích nương rẫy  9 ha, diện tích đậu tương 2 ha, diện tích cây ăn quả 4,4 ha, diện tích rau màu  là 2ha.

* Thôn Na Pắc Ngam: Tiếng Tày là Na Pa Ngam cã nghĩa là ruộng ở khe núi,  ruộng ở yên ngựa. Năm 1960 ông Sèn A Chíu làm trưởng thôn với 20 hộ dân. Tại thôn nhân dân các dân tộc cần cù và chịu khó làm nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, phát triển chăn nuôi, trồng rau  đậu  các loại.  Diện tích hiện trạng đất  lúa  có 3 ha, đất nương  rẫy có 21,5 ha, đất cây ăn quả 17,5 ha, đất rau đậu các loại 11 ha.

* Thôn Na Lang: được tách  ra từ thôn Na Pa Ngam, năm 1994 do ông Lâm Văn Len làm trưởng thôn, th«n cã  20 hộ gia đình.  Ý nghĩa là ruộng ở giữa xung quanh sườn đồi có cây Lang nhiều, người dân gọi theo tiếng Tày là Mày Láng, từ đó được gọi là thôn Na Lang như hiện nay. Thôn được hình thành những năm gần đây tỷ lệ hộ dân phi nông nghiệp chiếm khá đông mức thu nhập của hộ dân chủ yếu  từ cây ngô cây lúa và rau, khoảng 20% hộ buôn bán nhỏ, đất canh tác của thôn  đất nương  rẫy  14,5 ha, đất  lúa 1 ha, đất cây ăn quả 16,5 ha, đất trồng rau đậu các loại 3 ha.

* Thôn Tả Hồ: được tách ra từ thôn Na Kim, năm 2006 do Phạm Ngọc Sơn làm trưởng thôn, 55 hộ.  Tiếng Hán gọi là Thầu Tảo Hồ, nghĩa là gốc suối to, mọi người khó đi lại. nhân dân thôn Tả Hồ với 70% là cán bộ công nhân viên nhà nước với mức thu nhập tương đối ổn định, còn 30 % hộ dân làm nông nghiệp. Diện tích đất canh tác: đất lúa 0,7 ha, đất nương rẫy 4 ha, đất trồng cây ăn quả 4,4 ha  đất rau đậu các loại 1 ha.

* Thôn Na Thá:  Được  bổ sung hộ dân từ thôn Nậm Sắt, thôn bản Luống và thôn Na Quáng. Đầu tiờn  thôn gọi là Thôn Giàng Dến Súng có nghĩa là xóm thuốc phiện của người Dao. Sau này người Dao di cư đi nơi khác sinh sống, thì ông Vàng Văn Pao và ông Vàng Văn Mèo là người đầu tiên vào khai phá ruộng nương. Trong khi khai phá ruộng nương thì phát hiện thấy một cái Chày giã gạo của người Dao để lại, thì đổi tên thành Na Thá. Năm 1960 ông Vàng Văn Pao làm trưởng thôn với 15 hộ. Theo tiếng Tày Na Thá có nghĩa là cái Chày giã gạo. Từ đó đến nay được gọi là thôn Na Thá. Nhân dân gắn bó với thôn từ nhiều năm trở lại đây mục tiêu là làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng, đất canh tác hiện trạng: đất lúa 3 ha, đất nương 13 ha, đất cây ăn quả 12,6 ha  đất trồng rau đậu 5 ha .

* Thôn Na Kim: được tách ra từ thôn Bản Luông và th«n Nậm Sắt    năm 1967 do ông Giàng A Chổ làm trưởng thôn, thôn có 21 hộ dân. Trước đây gọi là thôn Na Má, đến năm 1964 được ghép 2 thôn Na Kim và Na Má với nhau gọi chung là Na Kim. Na Kim biểu tượng cho 2 dãy núi chảy hai đầu gặp nhau, có nghĩa là 2 dãy núi gặp nhau như Cái kìm (tiếng tày gọi là Kim). Nhân dân 95% làm nông nghiệp thuần tuý sản phẩm thu nhập  từ cây ngô và cây lúa, ngoài ra còn trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Đất canh tác hiện tại: đất  lúa nước 2,2 ha, đất  nương rẫy 14 ha, đất trồng cây ăn quả  19 ha, đất trồng  rau đậu các loại 3 ha.

* Thôn Na Khèo: được tách ra từ thôn Na Quang và Nậm Sắt, năm 1967, do ông Vàng Văn Pín, thôn đội trưởng. Thôn có 13 hộ dân.  Nghĩa tên thôn là những hộ dõn ở thời  xưa  đi làm ruộng gặp môt đôi vợ chồng rắn hổ mang đang quấn quít với nhau. Mọi người vừa sợ vừa thấy nó quấn vào nhau nom ngoằn nghèo. Từ đó mọi người lưu truyền lại đạt cho khu ruộng cái tên Na khèo ( tiếng Nùng, tiếng Tày “Na” tức ruộng, “Khèo” tức là hai sự vật mắc vào nhau mang hình cong keo, ngoằn nghèo) Nay  được gọi là  Thôn Na Khốo, tiếng Nựng gọi Na Khốo. Thôn 100% hộ dân làm nông nghiệp do vậy mục tiêu phát triển kinh tế là trồng ngô, trồng lúa và chăn nuôi, đất canh tác hiện trạng: đất  lúa nước 3 ha, đất nương rẫy 14 ha, đất trồng  cây ăn quả 12,2 ha, đất rau màu các loại 5 ha.

5. Tài nguyên thiên nhiên:

5.1. Tài nguyên đất:

- Đất nông nghiệp: 331.57ha bao gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm: 179.4 ha, trong đó đất trồng lúa 20 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: .148,53 ha

+ Đất  dùng vào chăn nuôi: 151.83 ha

+ Đất trồng ngô 110 ha

- Đất lâm nghiệp: 53.5 ha, trong đó rừng tự nhiên có 17.5 ha. rõng ph©n t¸n 86 ha

- Đất ở: 13.21 ha.

- Đất chuyên dùng: 15.8 ha.

- Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 104.92 ha.

5.2. Tài nguyên nước:

Hệ thống  con suối chủ yếu gồm

+ Cầu trắng - Nậm Cáy:  1km.

+ Tả Hồ - Na Hô: 4,5km.

+ Na Thá - Na Kim: 2km.

+ Na khÌo – na qung : 2 km

- Với hệ thống suối đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

5.3. Tài nguyên rừng: 

- Rừng: có 17.5 ha rừng tự nhiên và 86 ha rừng trồng ph©n t¸n hé gia ®×nh.

- Thực vật rừng và động vật rừng phong phú

5.4. Tài nguyên khoáng sản:

Mỏ đá có hai thôn Na Hô, thôn Tả Hồ đang khai thác làm vật liệu xây dựng

5.5. Tài nguyên du lịch nhân văn:

Toàn xã có 9 dân tộc anh em cùng chung sống, các dân tộc trong xã mang những nét đặc trưng riêng về bản sắc văn hoá truyền thống (Hội Xòe truyền thống, nếp nhà sàn...), đời sống cũng như tập quán, trình độ sản xuất. Nhưng cũng có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, ham hiểu biết, hiếu học và có ý thức vươn lên.

6. Cơ sở hạ tầng và nguồn lao động.

- Trước đây hệ thống giao thông của xã là đường bộ đá cấp phối và đường đất, nhân dân chưa có điện thắp sáng chỉ dùng dầu hoả thắp sáng là chủ yếu, hệ thống nước dùng là nước tự chảy, nước mạch ngầm. Đến nay hệ thống giao thông của xã đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân, hệ thống đường giao thông từ xã đến thôn được làm mới, tu sửa hàng năm.

- Xã Tµ Chải có 3 trạm hạ điện thế ở 4 thôn ( Na Hô, Na Lo, Na Khèo - Na Thá, Tả Hồ 100% hộ gia đình trong xã dùng điện lưới quốc gia.

- Hệ thống thuỷ lợi: Toàn xã có 5 công trình tuyến kênh mương ở 5 thôn Na Kim, Na Thá, Na Khèo, Na Pắc Ngam, Na Lo, dài 7.470m hàng năm được tu sửa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất.

- Hạ tầng thông tin liên lạc: xã có 1 điểm bưu điện văn hoá, 85% hộ dân sử dụng điện thoại cố định, 37% hộ dân sử dụng các mạng điện thoại di động nên các hoạt động về thông tin tuyên truyền và sinh hoạt văn hoá của nhân dân khá phát triển.

7. Giáo dục, đào tạo và y tế.

Giáo dục: Trước đây xã chỉ có 1 trường Tiểu học đặt tại thôn Na Quang, đến nay xã có 3 điểm trường gồm Mầm Non (trường chính và phân hiệu ở thôn Nậm Châu), Trường Tiểu học ( truờng chính và phân hiệu ở thôn Na Khèo) và trường THCS, 01 trung tâm học tập cộng động và 01 nhà văn hoá.

Trường Tiểu học xã Tà Chải được thành lập từ tháng 2 năm 1992, với đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu. Sau 17 năm xây dựng và phát triển Thày và trò trường Tiểu học đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ. Trường được công nhận đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi đều tăng lên đáng kể, Tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm đạt 100%, học sinh chuyên cần đạt 100%, tỷ lệ học sinh chuyển cấp hàng năm 99%. Nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc hàng năm, đã được các cấp tặng thưởng nhiều danh hiệu điển hình.

Trường THCS xã Tà Chải: Phát triển nhà trường từ quy mô trường lớp và học sinh trong các năm học đúng theo mục tiêu Nghị quyết của Đảng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác dạy và học tại nhà trường. Số lượng học sinh hàng năm được duy trì từ 166 học sinh đến 185 học sinh, tỷ lệ chuyên cần hàng năm đạt 98% trở lên. Trường được công nhận là Trường đạt chuẩn quốc gia  vào năm 2007 và đạt được nhiều giấy khen, bằng khen của cấp trên, điển hình trong năm học  2008 - 2009 nhà trường được Bộ trưởng bộ GD - ĐT tặng Bằng khen.

Y tế: Trước đây có 1 trạm y tế xã của huyện đặt tại thôn Nậm Sắt. Đến nay xã đã có trạm y tế và đã được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia. Trạm đặt tại trung tâm xã có diện tích 640m2  gồm 2 dãy nhà, có 5 cán bộ thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân. Hàng năm trạm luôn làm tốt công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nên nhân, kết quả khám chữa bệnh hàng năm đều đạt với  chỉ tiêu kế hoạch giao, tổ chức tốt các chiến dịch tuyên truyền, truyền thông theo kế hoạch cấp trên tại xã và cơ sở thôn bản. Do vậy trong những năm qua trên địa bàn không có dịch bệnh lớn sảy ra.

* Thành tựu đạt được của xã Tà Chải  từ năm 1950 đến 2009 :

1. Xã được UBND hành chính Tỉnh Lào Cai Tặng đơn vị khá trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc (1960-1975)

2. Xã được tặng đơn vị quyết thắng năm 1970- 1971

3. Đoàn thanh niên xã được  Trung ương đoàn TNCSHCM Tặng cờ Nguyên Văn Trỗi

4. Xã được UBND hành chính tỉnh Lào Cai Tặng chính quyền vùng cao giỏi toàn diện năm 1969

5. Xã được UBND hành chính Tỉnh Lào Cai công nhận hợp tác xã nhà trẻ mẫu giáo nhất vùng cao năm 1967- 1972

6. Xã được Tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn Tặng đảng bộ vững mạnh năm 1983- 1984

–––––––––

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1