Đề án 09 - Phát triển sự nghiệp Giáo dục gắn với đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020
Lượt xem: 875

ĐỀ ÁN SỐ 9

PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC GẮN VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp.

- Quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng tinh giản, hợp lý, từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, đảm bảo nâng tỷ lệ học sinh/lớp.Đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân.

- Đến năm 2020 toàn huyện duy trì 68 trường và 01 trung tập dạy nghề và GDTX (giảm 06 trường do sáp nhập), trong đó: MN, MG 22 trường; tiểu học 5 trường, 16 trường PTDTBT TH; THCS 4 trường, 14 trường PTDTBT THCS; 4 trường TH-THCS; 02 trường THPT; 01 trường PTDTNT THCS-THPT; 01 Trung tâm DN&GDTX; 21 Trung tâm học tập cộng đồng /21 xã, thị trấn.

- Củng cố, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của trường PTDTBT. Chuyển đổi 02 trường TH, THCS Bản Phố thành trường PTDTBT.

          2. Chất lượng giáo dục.

          - Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,8%, 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 99,9%; trong đó học sinh 6-14 tuổi ra lớp đạt 99,8%; tỷ lệ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,3%, tỷ lệ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 88% trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 đạt 68%, số học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường TC, CĐ, ĐH và dạy nghề đạt 60% trở lên.

          - Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp, trong đó giữ vững 21/21 xã đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2. Phấn đấu 15/21 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3.

- Đến năm 2020 phấn đấu toàn huyện có 41 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 09, Tiểu học 21, THCS 08, THPT 02, PTDTNT THCS-THPT 01).

3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Xây dựng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu, nâng cao chất lượng đào tạo trên chuẩn. Phấn đấu 100% CBQL giáo dục là Đảng viên và được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác quản lý; 70% CBQL có trình độ Trung cấp LLCT.     

          - Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 2.058 CBQL, GV, NV. Đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp Mầm non 2,2, Tiểu học1,5, THCS 2,1, THPT 2,27.

          - Tiếp tục cử CBQL, giáo viên đi học các lớp đào tạo nâng cấp, phấn đấu đếnnăm 2020 tỷ lệ CBQL, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn là 100%, trong đó trên  chuẩn 60% trở lên.

4.  Cơ sở vật chất trường học.

- Mở rộng diện tích cho các đơn vị trường đảm bảo diện tích theo quy định trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ kiên cố và bán kiên cố lớp học đạt 100% (trong đó tỷ lệ kiên cố đạt 85%); xây mới 112 phòng học, 142 phòng ở học sinh bán trú, 170 phòng ở công vụ,01 nhà đa năng, 20 công trình bếp và nhà ăn cho học sinh bán trú, 43 nhà vệ sinh, 27 nhà tắm cho học sinh, 01 nhà xưởng (160m2 của TTDN&GDTX), 08 phòng chức năng (TTDN&GDTX), 01 cổng TTDN&GDTX,1000m tường rào của TTDN&GDTX.

          - Trang bị thêm cho các trường 560 máy tính, nâng tổng số trường có phòng máy vi tính phục cho dạy và học là 68 trường.

5. Đào tạo nguồn nhân lực

- Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 19,5% lên trên 25% (Biểu số 3, 4). Cụ thể: tổng giai đoạn đào tạo nghề cho trên 1.500 người; bình quân mỗi năm là 300 người. Trong đó chia ra theo trình độ:      

+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng cho 1.100 người, bình quân mỗi năm đào tạo 220 người.

+ Liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài tỉnh đào tạo mới 400 người trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề, bình quân mỗi năm đào tạo 80 người.

- Giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm mới bằng nghề mới được đào tạo tối thiểu đạt 70%. Số lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm được vay vốn đạt 100%.  

II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Phát triển mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục hợp lý. Thực hiện sáp nhập 02 trường PTDTBT TH Nậm Lúc 1 và PTDTBT TH Nậm Lúc 2 thành trường PTDTBTTH Nậm Lúc; sáp nhập trường TH Na Hối 1 và TH Na Hối 2 thành trường TH Na Hối;Thực hiện liên cấp 4 trường TH và THCS tại 4 xã Tả Củ Tỷ, Bản Già, Bản Liền, Bản Cái.

2. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ thống nhất. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục từ Phòng GD&ĐT đến các trường, chú trọng nâng cao chất lượng dạy học tại các điểm trường lẻ, tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phân tích đánh giá chất lượng giáo dục, chuyển lớp, chuyển cấp, thông qua kếtquả các kỳ thi, cuộc thi; đồng thời tăng cường các giải pháp khuyến khích độngviên giáo viên cốt cán, học sinh giỏi để nâng cao số lượng, chất lượng học sinh đạt giải các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi.

3. Thực hiện nghiêm túc, giải quyết kịp thời chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Tiếp tục liên kết với các trường CĐSP Lào Cai, Trung tâm HNDN&GDTX tỉnh đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ CBGV. Phối hợp với Trường chính trị tỉnh Lào Cai tổ chức 02 lớp Trung cấp LLCT cho 160 đồng chí cán bộ,công chức, viên chức trong huyện. Rà soát, sắp xếp, quy hoạch CBQL trường học đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện về trình độ văn hóa, chuyên môn song song với trình độ lý luận chính trị và các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế...

          5. Nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nông, lâm, ngư nghiệp, tham quan học tập mô hình kinh tế cho nông dân để nâng cao chất lượng nguồn lao động phổ thông. Chỉ đạo phòng LĐTB-XH huyện, phòng Nội vụ làm tốt công tác rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với bố trí việc làm. Hàng năm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trên 1.300lao động. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động phổ thông và lao động qua đào tạo theo chương trình của Chính phủ đối với huyện 30a.

          III.NHU CẦU VỐN VÀ CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC

1 Nhu cầu vốn và phân kỳ vốn đầu tư thực hiện hàng năm

Tổng kinh phí triển khai, thực hiện đề án là 149.310 triệu đồng

1.1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án

- Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 114.310 triệu đồng

- Nhu cầu vốn trang cấp thiết bị dạy học 3.500 triệu đồng

- Nhu cầu vốn sửa chữa hàng năm: 24.500 triệu đồng

- Nhu cầu kinh phí đào tạo bồi dưỡng: 7.000 triệu đồng

1.2 Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện hàng năm

- Năm 2016:35.890 triệu đồng.

- Năm 2017:37.450 triệu đồng.

- Năm  2018: 33.650 triệu đồng.

- năm 2019:25.800 triệu đồng.

- năm 2020:16.520 triệu đồng.

2. Cơ cấu vốn đầu tư

2.1. Vốn ngân sách nhànước

- Ngân sách địa phương: 20.682 triệu đồng

- Ngân sách TW: 117.197 triệu đồng

2.2. Vốn ngoài ngân sách

- Doanh nghiệp đầu tư: 5.716 triệu đồng

- Nguồn vốn xã hội hóa: 5.716 triệu đồng

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp chỉ đạo, quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cáccấp; nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đặc biệt là tầng lớp trí thức, nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

2. Giải pháp cơ chế, chính sách: Củng cố, phát triển hệ thống trường PTDTBT,nâng cao hiệu quả hoạt động đây là giải pháp cơ bản trong việc duy trì số lượng,từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố vững chắc chất lượng, xây dựng lộ trình phấn đấu trường chuẩn quốc gia; tăng cường xây dựng CSVC theo hướng đồng bộ, hiện đại.

3. Nhóm giải pháp về nguồn lực

3.1. Giải pháp về vốn tín dụng.

- Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, cơ chế của tỉnh, huyện triển khai và thực hiện có hiệu quả việc liên kết dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Chuyển dạy nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của Trung tâm DN&GDTX huyện sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao độngvà xã hội; gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển KT-XH của toàn huyện, của các xã, thị trấn, các doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của người lao động.

- Ban đại diện Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện thực hiện tốt chính sách cho vay đối với HSSV học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV.

3.2. Giải pháp về nguồnnhân lực

- Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Chú trọng công tác xã hội hóa của Nhân dân tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng dạy nghề cho giáo viên. Bổ sung đủ số lượng và cơ cấu giáo viên chuẩn theo quy định. 

Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Tin khác
1 2 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1