Đề án 11 - Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống giai đoạn 2016 - 2020
Lượt xem: 3299

ĐỀ ÁN SỐ 11

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

       I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

       1. Bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc

       - Quản lý, phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Trung Đô.

       - Xây dựng phòng trưng bày tại nhà văn hóa các dân tộc huyện.

       - Bảo tồn và phát triển 3 làng nghề truyền thống: nghề nấu rượu ngô tại xã Bản Phố, nghề làm yên ngựa xã Lùng Phình, nghề làm hương xã Thải Giàng Phố.

       - Sưu tầm, bảo tồn 5 loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các dân tộc  Mông, Dao, Tày, Phù Lá, La Chí.

       - Duy trì tổ chức 7 lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện gồm: Lễ hội Gầu tào, lễ hội Xuống đồng, lễ Cúng rừng, lễ Nhảy lửa, lễ hội đền Bắc Hà, lễ hội đền Trung Đô, Giải đua ngựa truyền thống.

       2. Xây dựng đời sống văn hoá gắn với cải tạo hủ tục lạc hậu

       * Các chỉtiêu phấn đấu đến năm 2020:

       - 80% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

       - 70% số thôn bản, tổ dân phố đạt danh hiệu Thôn bản văn hóa.

       - 100%  cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

       - Tích cực giải quyết các vấn đề về gia đình, hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, ly hôn, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương. Phấn đấu 90% trởlên số hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Giảm tỷ lệ tảo hôn xuống còn 5% trên tổng số đám cưới được tổ chức.

       - Duy trì 100% thôn bản, tổ dân phố có quy ước, hương ước được nhân dân thực hiện tốt.

       - 90% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 75% số hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh.

       - Xây dựng và củng cố 21/21 đội văn nghệ, thể thao xã, thị trấn và 50 đội văn nghệ, thể thao thôn, bản.

       - Tổ chức các Hội thi thể thao các dân tộc, Hội diễn nghệ thuật quần chúng theo định kỳ hàng năm.

       - Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng. Bảo tồn phát triển các môn thể thao dân tộc. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 30% dân số tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; xây dựng 01 công trình thể thao cơ bản cấp huyện, 3 công trình thể thao cấp xã; 90% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.Tham gia đầy đủ và giành được huy chương trong các giải thể thao của tỉnh.

       - Phủ sóng phát thanh, truyền hình tới 95% dân số của huyện được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình Việt Nam.

       - Xây dựng mới 5 nhà văn hóa xã, 75 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.

       II.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

       1. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

       a. Về Văn hóa vật thể.

       - Tăng cường công tác quản lý, phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện đưa vào khai thác phát triển du lịch.

       - Trùng tu tôn tạo chống xuống cấp, xử lý mối mọt tại di tích lịch sử văn hóa đền Trung Đô.

       - Khảo sát xây dựng kế hoạch bảo tồn phát triển làng nghề, hỗ trợ về vốn, đào tạo nghề truyền thống cho người dân địa phương, quảng bá sản phẩm phát triển du lịch làng nghề nấu rượu ngô tại xã Bản Phố, làng nghề làm yên ngựa xã Lùng Phình, làng nghề làm hương tại thôn Lùng Trù xã Thải Giàng Phố.

        - Khuyếnkhích nhân dân xây dựng và sử dụng nhà truyền thống như nhà trình tường dân tộc Mông, nhà sàn dân tộc Tày gắn với xây dựng làng văn hóa - du lịch, hướng dẫn nhân dân triển khai mô hình du lịch tại gia (Homestay).

       - Nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật xây dựng phòng trưng bày giới thiệu văn hóa truyền thống 14 dân tộc huyện Bắc Hà tại nhà văn hóa các dân tộc huyện.

       b. Văn hóa phi vật thể.

       - Xây dựng kịch bản, chi tiết 7 lễ hội truyềnthống gồm: lễ hội Xuống đồng của người Tày ở xã Tà Chải, Na Hối, lễ hội Gầu tào của người Mông ở xã Thải Giàng Phố, xã Hoàng Thu Phố… lễ cúng rừng của người Phù Lá ở Lùng Phình, lễ Nhảy lửa của người Dao ở Nậm Đét, lễ hội đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà, lễ hội đền Trung Đô xã Bảo Nhai và Giải đua Ngựa truyền thống huyện Bắc Hà. Hỗ trợ trong công tác tổ chức và kinh phí tổ chức các lễ hội. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá vận động xã hội hóa các lễ hội truyền thống.

       - Làm đĩa tuyên truyền về 5 loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các dân tộc gồm:múa khèn, múa xinh tiền dân tộc Mông; hát dao duyên dân tộc Dao; múa xòe dân tộc Tày; hát đối, sử dụng nhạc cụ dân tộc Phù Lá; Hát dao duyên dân tộc La Chí. Mở các lớp truyền dạy 5 loại hình nghệ thuật trên.

       - Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn huyện; nghiên cứu phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

       - Lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội xuống đồng dân tộc Tày huyện Bắc Hà; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Mông: Nghề trồng bông dệt vải của người La Chí; Nghiên cứu khai thác Động Thiên Long xã Tả Van Chư phục vụ phát triển du lịch.

       - Tổ chức giao lưu văn hóa  nghệ thuật trên địa bàn huyện thông qua các Hội diễn nghệ thuật quần chúng; Hội thi thể thao nhằm tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh và khuyến khích phát triển các loại hình nghệ thuật, các môn thể thao dân tộc.

          2. Đẩy mạnh phong tràoToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với 3 nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Gia đình văn hóa; Thôn, Tổ dân phố văn hóa; Cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa. Củng cố các đội văn nghệ cơ sở, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ,thể thao ở cơ sở.

       3. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa.

       - Phấn đấu đến năm 2020 xây mới: 5 nhà văn hoá xã nâng tổng số xã có nhà văn hóa cấp xã lên 11 xã; Xây dựng mới 75 nhà văn hoá thôn, tổ dân phố nâng tổng số thôn bản, tổ dân phố có nhà văn hoá lên 217 nhà văn hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt vănhóa của nhân dân.

       - Đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng cho 10 nhà văn hóa xã, 50 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.

       - Nâng cấp sửa chữa 21/21 trạm truyền thanh xã, thị trấn, cụm loa thôn bản, tổ dân phố.

       4. Tập trung cải tạo các hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh:

       4.1. Vận động xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong việc cưới như:

       - Cưới tảo hôn, kết hôn cùng hoặc cận huyết thống, tục kéo vợ mang tính chất ép duyên, thách cưới cao, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của khu dân cư về việc cưới hỏi.

       - Không tổ chức ăn uống linh đình trong đám cưới, chỉ nên mời khách dự tiệc trong phạm vi gia đình họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết.

       4.2. Vận động xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong việc tang: như yểm bùa, trừ tà, rải vàng mã, tiền thật trên đường đưa tang làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

       - Những việccó liên quan khác trong đám tang thực hiện theo quy định của Pháp luật và thựchiện theo nội dung Thông tư số 04/2011/TT-BVHTT&DL ngày 21/7/2011 của BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việccưới việc tang, lễ hội.

       4.3. Xóa bỏ các hủ tục trong lễ hội như:

       - Lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như: bói toán, lên đồng, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh;

       - Đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.

       5. Phát triển thể dục thể thao

       5.1. Phát triển thể dục, thể thao cơ sở

       - Hỗ trợ kinh phí thành lập và trang thiết bị tập luyện cho 21 câu lạc bộ điển hình về thể dục thể thao cấp xã.

       - Bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở. 100% cán bộ phụ trách thể thao cấp xã được tập huấn nghiệp vụ về công tác thể dục thể thao.

       - Phát triển thể thao trong trường học, trong thanh thiếu niên, nhi đồng. Phấn đấu 100% trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất, trên 90% hoạt động ngoại khóa; tổ chức tốt các giải thể thao cho Học sinh và Hội khỏe Phù đổng các cấp.

          5.2.Đầu tư xây dựng thiết chế thể thao

       - Xây dựng 01 nhà tập luyện thể thao tiêu chuẩn cấp huyện

       - San tạo mặt bằng, rãnh thoát nước 3 khu thể thao tại các xã Bản Già, Nậm Lúc, Bảo Nhai. 

       III. NHU CẦU VỐN VÀ CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC

1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 35.677 triệu đồng

Trong đó:

- Đầu tư xây dựngthiết chế văn hóa: 31.030 triệu đồng

- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa: 3.475 triệu đồng

- Xây dựng cácdanh hiệu văn hóa: 232 triệu đồng

- Cải tạo hủ tục lạc hậu, tổ chức sơ kết, tổng kết đề án: 940 triệu đồng

2. Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện hàng năm

- Năm 2016: 8.200 triệu đồng

- Năm 2017: 8.027 triệu đồng

- Năm 2018: 7.155 triệu đồng

- Năm 2019: 6.395 triệu đồng

- Năm 2020: 5.900 triệu đồng

       3. Cơ cấuvốn đầu tư­:

       - Ngân sách Nhà nước:  25.677 triệu đồng.

       - Chư­ơng trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới;Chương trình 30a; Chương trình 135: 5.900 triệu đồng.

       - Nhân dân đóng góp: 3.600 triệu đồng.

       - Hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức: 500 triệu đồng.

       IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp chỉ đạo, quản lý:

- Thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về văn hóa và thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa. Đưa mục tiêu,nhiệm vụ phát triển văn hóa vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch nhà nước ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện...

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách.

       - Thực hiện tốt chính sách về đầu t­ư cơ sở vật chất, hỗ trợ đầu t­ư xây dựng nhà văn hoá thôn,bản, cấp trang thiết bị phục vụ hoạt động của các nhà văn hoá từ các nguồn…

- Thực hiện chính sách về chế độ bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn cho diễn viên, nghệ nhân tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ nhân dân theo (Quyết định 59/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013, của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành quy định về định mức hoạt động và một số mức chi đặc thù đối với đội tuyên truyền lưu động và đội nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh LàoCai).

       - Thực hiện chính sách về khen thư­ởng, ưu đãi đối với các gia đình, làng bản đạt tiêu chuẩn văn hoá xuất sắc tiêu biểu định kỳ hàng năm.

3. Giải pháp về nguồn lực:

3.1. Giải pháp về vốn, tín dụng

- Ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí trang thiết bị nhà văn hóa; xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa,sân thể thao cấp thôn. Trước mắt ưu tiên xây dựng thiết chế văn hóa thuộc 3 xã về đích nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 gồm Na Hối, Nậm Đét, Bản Phố.

- Lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tăng hiệu quả đầu tư cho đề án  như Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Đề án xây dựng nông thôn mới, các dự án nghiên cứu bảo tồn vốn văn hoá…

3.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

 Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực văn hoá có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương công việc. Ưu tiên việc đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ văn hoá là người dân tộc thiểu số, bảo đảm chế độ ưu đãi để họ có thể trở về công tác ở địa phương.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy


Tin khác
1 2 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1