Đề án 08 - Phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Bắc Hà giai đoạn 2016 - 2020
ĐỀ ÁN SỐ 8
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TTCN HUYỆN BẮC HÀ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
- Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 827,386 tỷ đồng ( gồm cả thủyđiện) tăng 127,386 tỷ đồng so MTĐH. Trong đó: công nghiệp khai thác đạt 125,918 tỷ đồng, công nghiệp chế biến đạt 201,468 tỷ đồng.
- Đến năm 2020 phấn đấu hoàn thành quy hoạch mới và xây dựng một số hạng mục (hệ thống đường, điện, cấp thoát nước) cụm Tiểu thủ công nghiệp tập trung huyện Bắc Hà.
- Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động xưởng chế biến dược liệu khu vực trung tâm huyện và xưởng chế biến tinh dầu quế tại cụm hạ huyện; xưởng chế biến chè xã Tả Van Chư.
- Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch tại các làng các nghề thủ công truyền thống: thêu dệt thổ cẩm, nấu rượu xã Bản Phố; rèn đúc xã Na Hối, Bản Phố; Trạm khắc bạc thị trấn Bắc Hà, xã Na Hối. Đặc biệt tập trung khôi phục và phát triển thương hiệu rượu ngô Bắc Hà.
- Hoàn thành đưa vào khai thác 02 nhà máy thủy điện Bắc Nà xã Nậm Khánh và thủy điện Nậm Lúc xã Nậm Lúc đưavào khai thác sử dụng với công suất: 31,5 KW
- Phấn đấu 90 % thôn, bản có điện lưới quốc gia và 85% số hộ được sử dụng điện (bằng mục tiêu NQĐH XXIII).
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:
- Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý các hoạt động khai thác, chế biến đá, cát, sỏi ... nhằm khai thác tốt tiềm năng tài nguyên tại địa phương, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn trong và ngoài huyện. Tiếptục kêu gọi nhà đầu tư khai thác mỏ quặng quắc zít tại xã Cốc Lầu.
- Tiếp tục duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất gạch không nung trên địa bàn huyện và mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Phát triển các ngành nghề truyền thống:
- Tăng cường nguồn lực hỗ trợ, kêu gọi đầu tư vào khôi phục và phát triển các làng nghề, nghề thủ công truyền thống, nâng cao giá trị, chất lượng các sản phẩm như: thêu, dệt thổ cẩm, nấu rượu tại xã Bản Phố, rèn đúc nông cụ sản xuất tại xã Na Hối, Bản Phố, trạm khắc bạc tại xã Na Hối, thị trấn Bắc Hà theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch làng nghề và mở rộng thị trường.
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư khôi phục và phát triển thương hiệu rượu Bản Phố, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về việc giữ gìn bản sắc, giá trị truyền thống của sản phẩm rượu ngô Bắc Hà, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
3. Phát triển công nghiệp chế biến:
- Đối với chế biến nông sản: Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm ( đậu phụ, bánh phở, thịt treo...) về chất lượng và số lượng
- Đối với chế biến lâm sản: Đầu tư mở rộng quy mô,chất lượng các cơ sở chế biến hiện có, tăng cường công tác quảng bá giới thiệu tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm.
- Chế biến dược liệu, tinh dầu quế: Phối hợp công ty Nam Dược, Công ty Traphaco... đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà xưởng, tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu và tranh thủ các nguồn lực đầu tư mở rộng phát triển vùng nguyên liệu tại các xã trong vùng quy hoạch.
- Chế biến chè: Cải tạo, nâng cấp xưởng chế biến chè Bản Liền và hoàn thiện xưởng chế biến xã Tả Van Chư. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường.
- Phối hợp Sở Công Thương đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy điện Bắc Nà xã Nậm Khánh và thủy điện Nậm Lúc xã Nậm Lúc đưavào sử dụng.
4. Phát triển cụm Công nghiệp
- Đề xuất với UBND tỉnh, các sở ngành phê duyệt danh mục và bố trí nguồn kinh phí khuyến công năm 2016 để quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống huyện Bắc Hà để đưa vào khai thác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và di chuyển các cơ sở chế biến, sản xuất, tiểu thủcông nghiệp đang nằm xen kẽ giữa khu dân cư vào Cụm công nghiệp, đảm bảo quy hoạch thị trấn Bắc Hà trở thành khu du lịch xanh của tỉnh Lào Cai.
- Dự kiến đề xuất quy hoạch đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tại xã Bảo Nhai vào năm 2020.
III. NHU CẦU VỐN VÀ CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn 2016-2020:
Tổng nhu cầu vốn: 66.500 triệu đồng
+ Cụm công nghiệp trung tâm huyện: 40.000 triệu đồng.
+ Nâng cấp xưởng chế biến rượu Bản Phố: 2.000 triệu đồng.
+ Xưởng chế biến dược liệu: 800triệu đồng.
+ Cụm công nghiệp hạ huyện ( xã Bảo Nhai): 15.000 triệu đồng.
+ Xưởng chế biến tinh dầu quế: 700 triệuđồng
+ Xưởng chế biến nông, lâm sản: 3.500 triệu đồng.
+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống( thêu, dệt thổ cẩm, rèn đúc, trạm khắc bạc, nấu rượu...): 4.500 triệu đồng.
2. Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện hàng năm:
+ Năm 2016: 11.500 triệu đồng.
+ Năm 2017: 12.800 triệu đồng.
+ Năm 2018: 18.500 triệu đồng.
+ Năm 2019: 18.400 triệu đồng.
+ Năm 2020: 5.300 triệu đồng.
3. Cơ cấu vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước, trong đó: Ngân sách ĐP: 15.000 triệu đồng.
- Vốn ngoài ngân sách, trong đó:
+ Doanh nghiệp đầu tư: 38.200 triệu đồng.
+ Vốn tín dụng: 13.300 triệu đồng.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về chỉ đạo, quản lý: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý về công nghiệp của các cấp, các ngành trong, bảo đảm phát triển đúng định hướng, tăng trưởng mạnhvà bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực do tăng trưởng nóng, ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Tuyên truyền thực hiện tốt các chính sách của trung ương, tỉnh các chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp theo hướng: mở rộng đối tượng thụ hưởng, tăng mức hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục hành chính... để thu hút đầu tư.
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đối với các dự án có quy mô lớn (khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, thức ăn chăn nuôi ...) bằng các hình thức tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vốn vay ....
3. Phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong xã hội cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: khai thác, chế biến chế biến nông, lâm sản, ngành nghề thủ công truyền thống, chế biến dược liệu, khai thác khoáng sản.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Đối với cơ sở sản xuất hiện có cần tiến hành hiện đại hoá từng phần và đổi mới công nghệ thiết bị ở từng công đoạn, từng bộ phận trong dây truyền sản xuất, tiến tới từng bước hiện đại hoá toàn bộ dây truyền nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
5. Giải pháp về vốn, tín dụng:
- Phát triển mạnh mô hình liêndoanh, liên kết để huy động vốn trong các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN.
- Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp để trình xin hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngânsách trung ương và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
6. Giải pháp về môi trường:
- Triển khai rà soát đánh giá tácđộng từ việc phát triển các dự án công nghiệp đến an sinh xã hội, trước mắt tập trung kiểm tra đánh giá đời sống kinh tế của các hộ gia đình phải tái định cư nhường đất cho các dự án thủy điện và một số dự án có quy mô lớn phải di dời nhiều hộ dân.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy