Tài nguyên huyện Bắc Hà
Lượt xem: 814

1. Về thuỷ văn và sông ngòi

Bắc Hà nằm trên hệ thống sông Chảy, có sông Chảy là sông chính chảy qua 2 mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70 km. Phần lớn lưu vực của sông Chảy nằm trên các xã Cốc Ly, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Thải Giàng Phố, Nâm Lúc, Nâm Khánh, Bản Cái… Ngoài sông Chảy trên địa bàn Huyện còn có 4 hệ thống khe suối nhỏ là ngòi Đô, Thèn Phìn, Nậm Pàng, Nậm Lúc, đều đổ ra sông Chảy. Với hệ thống sông ngòi trên, đặc biệt với địa hình dốc nên Bắc Hà có trữ lượng thủy điện lớn.  Hiện trên địa bàn Huyện đã lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình thủy điện như Thủy điện Cốc Ly xã Cốc Ly; Thải Giàng Phố xã Thải Giàng Phố; Cốc Đầm xã Nậm Lúc; Nậm Khánh, Nậm Phàng xã Nậm Khánh; Bảo Nhai xã Bảo Nhai; Nậm Lúc xã Nậm Lúc; Trung Đô xã Bảo Nhai. Đây là tiềm năng lớn để mở rộng quy mô phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn rất nhỏ bé, tạo nên bước phát triển đột biến trong sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.

Tuy nhiên, hiện tại, khi hệ thống hồ đập còn đang được xây dựng, nguồn nước mặt của Bắc Hà rất khan hiếm về mùa khô, không đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và đời sống còn ở quy mô nhỏ và yêu cầu thấp của Huyện.

2. Về tài nguyên đất đai 

- Về số lượng: Tổng diện tích tự nhiên của Bắc Hà là 68.176,4 ha, tăng 304,4 ha so với năm 2006 (do phương pháp đo kiểm kê đất năm 2005).

Trong 68.176,4 ha diện tích đất tự nhiên năm 2008, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 33.168,02 ha, chiếm 48,65%, trong đó đất sản xuất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 20.602,6 ha, chiếm 30,22% diện tích đất tự nhiên và 61,11% diện tích đất nông, lâm, thủy sản. Đất sản xuất nông nghiệp có 12.551,33 ha, chiếm 37,0% tổng diện tích đất nông, lâm, thủy sản và 18.41% diện tích đất tù nhiên. Đất mặt nước  nuôi trồng thủy sản chỉ có 14,09 ha.

TT

Loại đất (đơn vị ha)

2006

2007

2008

 

Tổng diện tích tự nhiên

67.872,00

68.176,40

68.176,40

I

Đất nông nghiệp

32.683,87

33.050,37

33.168,02

1

Đất sản xuất nông nghiệp

12.699,73

12.681,26

12.551,33

a

Đất trồng cây hàng năm

10.383,47

10.343,52

10.220,87

 

- Đất trồng lúa

2.660,77

2.669,85

2.672,85

 

- Đất trồng cây hàng năm khác

7.662,70

7.613,67

7.488,02

b

Đất trồng cây lâu năm

2.316,26

2.337,76

2.330,46

2

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

8,04

14,09

14,09

3

Đất sản xuất lâm nghiệp

19.975,10

20.354,00

20.602,60

a

Đất rừng tự nhiên

14.946,10

15.195,10

15.192,87

b

Đất rừng trồng

5.029

5.159

5.409,7

 

- Tr.đó: Đất rừng trồng sản xuất

1.249

2.986

3.169,4

II

Đất phi nông nghiệp

2.123,06

2.166,77

2.402,37

1

Đất ở

243,22

246,00

271,46

a

Đất ở nông thôn

230,82

231,77

256,62

b

Đất ở đô thị

12,40

14,23

14,84

2

Đất chuyên dùng

876,39

899,08

1.109,06

a

Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

20,54

21,73

22,53

b

Đất quốc phòng an ninh

13,20

11,00

86.04

c

Đất sản xuất kinh doanh phi  nông nghiệp

31,19

31,02

31,05

d

Đất có mục đích công cộng

811,46

835,33

968,94

3

Đất tôn giáo tín ngư­ỡng

 

 

0,1

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

36,68

36,68

36,68

5

Đất sông suối và mặt nư­ớc chuyên dùng

963,77

981,32

982,07

6

Đất phi nông nghiệp khác

3,00

3,00

3,00

III

Đất ch­ưa sử dụng

33.065,07

32.959,26

32.606,01

Đáng chú ý là, trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm có tới 10.220,87 ha, chiếm 81,43% trong đó đất trồng lúa chỉ có 2.672,85 ha, chiếm 26,15% đất trồng cây hàng năm; đất vườn và đất trồng cây lâu năm có 2.330,46% ha, chiếm 18,57% đất sản xuất nông nghiệp.

Trong tổng 2.402,37 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có 1.109,06 ha, chiếm 1,63 % đất tự nhiên và 46,16% đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 31,05 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình thủy điện còn nhiều. Đất ở có 271,46 ha, trong đó đất ở đô thị có 14,84 ha, chiếm 5,5% đất ở toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn  rất lớn, với 32.606,01 ha, trong đó hầu hết là đất đồi núi cao với 95,94%, đất  núi đá không có cây chiếm 4,06%.

- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Bắc Hà có các loại đất chính như:

+ Đất đỏ vàng ở độ cao dưới 900 m nên tập trung chủ yếu ở vùng hạ Huyện, chiếm khoảng 3,2% diện tích, có hàm lượng dinh dưỡng nghèo, độ pH từ 4,6-5,7.

+ Đất phù sa sông Chảy chiếm 1,7% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Chảy như Bản Cốc, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Nậm Mòn, Cốc Ly, Hoàng Thu Phố. Đất từ chua đến ít chua, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình.

+ Đất xám trên đá biến chất: Đất có số lượng lớn, chiếm 75% diện tích đất tư nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng thích hợp với cây lâm nghiệp và đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa ở các sườn và chân sườn dốc, được xây dựng thành các ruộng bậc thang để trồng lúa và hoa màu.

+ Đất mùn phát triển trên đã macrma (đất đen): chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích t nhiên. Phân bố ở các xã Cốc Ly, Na Hối, Tà Chải, Hoàng Thu Phố. Đất có chất lượng tốt, nhưng diện tích còn lại rất ít ở Bắc Hà.

+ Đất dốc tụ chiếm khoảng 18,7%, phân bố ở các xã trong huyện, đất giàu mùn, nhưng rất chua và chứa nhiều độc tố.

Đất của huyện Bắc Hà có cao trình cao, chia thành 3 vùng: vùng thượng huyện độ cao từ 1.500 - 1.800 m so với mặt nước biển; vùng trung huyện có độ cao từ 900 - 1.500 m và vùng hạ huyện có độ cao dưới 900 m.

Với đặc trưng của quỹ đất như trên, Bắc Hà có thuận lợi cho việc phát triển lõm, nông nghiệp, trước hết là trồng cây lâm nghiờp, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa, ngô...và mở rộng quỹ đất chuyên dùng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển Bắc Hà thành đơn vị hành chính, kinh tế của tỉnh Lào Cai trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khai thác các yếu tố thuận của hội nhập kinh tế, khi nằm trong hành lang kinh tế phát triển với Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN.

Tuy nhiên, đặc trưng trên của Bắc Hà cũng đang đặt ra những thách thức về cải tạo đất đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo sức tăng trưởng mới cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế của Huyện. Đặc biệt, Bắc Hà cần tính tới việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng

Trên địa bàn huyện Bắc Hà không có tài nguyên khoáng sản quý. Loại tài nguyên chủ yếu là cát và đá sỏi ở ven các sông ngòi hiện đã và đang được khai thác làm vật liệu xây dựng; đá trên các núi đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng, trước hết là xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, đá trên các núi đá hiện đang còn ở dạng tiềm năng mới được khai thác ở quy mô nhỏ.

Về tài nguyên rừng, diện tích rừng của Bắc Hà có khoảng 20.602,6 ha, trong đó rừng tự nhiên là 15.192,67 ha, chiếm 73,74%; rừng trồng có 5.409,7 ha, trong đó rừng trồng sản xuất là 3.169,4 ha. Nhìn chung, rừng của Bắc Hà có trữ lượng gỗ thấp, khai thác khó khăn do độ dốc cao. Đa số rừng Bắc Hà thuộc loại rừng IIa, loài cây chính là tre, vầu, nứa; có một số diện tích có các cây bản địa như sa mộc, mỡ. Ngoài ra, có một số diện tích rừng trồng mới theo chương trình 661 với các cây keo lai, mỡ, sa mộc... nhưng năng suất thấp. Hiện nay còn khu rừng già gỗ quý xã Cốc Ly, Bản Liền với diện tích nhỏ có trữ lượng gỗ quý nhóm II (gỗ Nghiến xã Cốc Ly; gỗ Dổi xã Bản Liền).

4. Về cảnh quan môi trường và di tích lịch sử

Từ những điều kiện thuận lợi của thời tiết, khí hậu, của chế độ thuỷ văn, của chế độ thổ nhưỡng; chế độ mưa thuận gió hoà đã tạo cho Bắc Hà một thảm thực vật phong phú, trong đó có diện tích rừng, đặc biệt diện tích cây ăn quả. Những sản vật vốn là đặc trưng chung của Trung du miền núi phíaa Bắc và sản vật quý, đặc sản của địa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu, cam, các cây dược liệu quý như Tam thất, các giống lúa đặc sản như gạo Khẩu Nậm xít... được trồng và đang phát triển khá tốt ở Bắc Hà. Hơn nữa, các công trình thuỷ điện sau khi được xây dựng sẽ tạo nên hệ thống hồ đập khá đa dạng. Tất cả những cảnh quan trên tạo cảnh yên bình, môi trường sinh thái trong lành của miền núi, rất thích hợp cho thu hút khách du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, độ che phủ thấp dẫn đến xói mòn, rửa trôi xảy ra. Vì vậy, trồng rừng nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện chất lượng rừng hiện có là yêu cầu cấp thiết trong những năm quy hoạch nhằm phát triển bền vững môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên, tạo nguồn nước thủy điện và hạn chế thiên tai… 

Bắc Hà có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và di tích lịch sử phong phú như: Có trên 30 hang động, trong đó nhiều hang động đẹp như: Hang động trung tâm thị trấn, hang động Tả Văn Chư, Lùng Phình, hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, hang động Na Lo - Na Hối... Núi Cô Tiên, núi 3 mẹ con ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, gỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng sa mu Lầu Thí Ngài, nhà cổ Hoàng A Tưởng, đền Trung Đô, đền Bắc Hà, chợ văn hoá Bắc Hà, chợ Cốc Ly, chợ Lùng Phình...

Đặc biệt với 14 dân tộc anh em và dòng họ được giữ nguyên các bản sắc văn hoá, các lễ hội truyền thống như: Hội xuống đồng của dân tộc Tày, lễ hội cúng rừng của người Nùng, hội Say Sán của dân tộc H’Mông, Lễ Cấp sắc của người Dao, trò chơi bắn nỏ, đua ngựa, múa võ, ném còn, hát giao duyên, hát gầu tào, múa khèn....và nhiều phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất với nhiều ngành nghề như dệt thổ cẩm, nấu rượu..., đây là ưu thế du lịch mang đậm nét bản sắc văn hoá của huyện Bắc Hà.

Đáng chú ý trong đó là các di tích như dinh thự Hoàng A Tưởng và Đền Bắc Hà. Dinh thự Hoàng A Tưởng xây dựng từ năm 1919 đến năm 1921 thì hoàn thành. Người dân địa phương vẫn quen gọi là nhà "Vua Mèo" bởi thời Pháp thuộc một người dân tộc Tày tên là Hoàng Yến Chao (sau đời con lên thay tên là Hoàng A Tưởng) làm châu úy châu Bắc Hà (Chính quyền thuộc Pháp), cai trị vùng Bắc Hà nhưng chủ yếu có 70% dân tộc Mông sinh sống, do vậy nó được gọi là vua của vùng người Mèo (vua Mèo). Ngày nay, chính quyền đang cho tu sửa khôi phục lại dinh thự này cho dúng thiết kế ngày xưa do người Pháp thiết kế theo kiểu lâu đài cổ thường thấy ở châu Âu. Tuy vậy vẫn có chi tiết không giữ nguyên bản, ví dụ: Cầu thang thoát hiểm của chủ nhân ở tầng 2 đã bị bịt lại. Trần la ti trước đây làm bằng tre ngà phơi khô trát với vôi rơm, nay làm bằng tre mai tươi trát vôi rơm sẽ không tồn tại được trên 80 năm như nguyên liệu kiểu cũ. Nhà Vua Mèo ngày nay vẫn còn giữ được những kỷ vật của Hoàng Yên Chao, đó là: Một bộ trường kỷ (bàn ghế cổ) và một gương Tàu (gương soi treo tường của Trung Quốc). Ngoài ra còn có ba cây hoa mộc, tuổi thọ của nó bằng ngôi nhà này.

Đền Bắc Hà được đồng bào địa phương và khách thập phương góp công sức xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Đó là đền thờ Gia quốc công Vũ Văn Mật, người có công đánh giặc dẹp loạn, hùng cứ cả một vùng rộng lớn, huy động được các dân tộc thiểu số địa phương trấn giữ vùng núi phía bắc ngăn giặc xâm lấn biên ải từ thời vua Lê Chiêu Tông (1516) sang thời nhà Mạc (1592)và những năm tiếp theo.

5. Đặc sản

- Rượu Bản Phố: Đến thăm những vườn mận bạt ngàn của người Mông, khách du lịch được mời uống rượu và tận mắt ngắm nhìn những chiếc lò to đặc biệt để cất rượu. Theo nhiều già bản, chất lượng rượu ngô Bản Phố được quyết định bởi nguồn nước và men. Men rượu ở đây được làm từ một loài cỏ mang cái tên mỹ miều là hồng my. Loại cỏ này thường được trồng ven những sườn đồi bậc thang, trên nương lúa, có hình dáng giống như cỏ mần trầu nhưng cao hơn. Từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa thu hoạch hồng my. Bông hồng my được cắt về phơi khô, rồi treo trên sàn nhà hoặc gác bếp. Hạt hồng my nhỏ li ti màu đen. Người Mông dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió. Đến khi những quả men khô thì gác lên bếp hoặc treo trên sàn để dùng dần. Cùng với men này, những dòng nước mát lành từ núi đá đã góp phần làm nên rượu ngô Bản Phố lừng danh. Rượu ngô Bản Phố giờ đã trở thành hàng hóa với sản lượng lớn, nhưng người Mông không bao giờ dùng men Trung Quốc - thứ men cho nhiều rượu hơn, nhưng lại chẳng còn vị thơm ngon của đặc sản Bản Phố. Người Bản Phố luôn tự hào, tuân thủ qui trình chưng cất rượu của ông cha. Bởi vậy, rượu ngô thì nhiều nơi có, nhưng riêng rượu ngô Bản Phố nổi danh khắp vùng cao nguyên trắng, theo chân những du khách nước ngoài đi tới những vùng đất xa xôi.

Chè Bản Liền, Mận Tam hoa, Thắng cố ngựa, Mèn mén, Lợn cắp nách, gà thả đồi,....

 

Tin tức
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1