|
Bản đồ hành chính xã
Na Hối
|
1/ Giới
thiệu tổng quan xã Na Hối:
Xã Na Hối cách trung tâm Thị trấn Bắc Hà hơn 2 km, có
vĩ độ từ 22029’20” đến 22032’50” vĩ độ
Bắc; kinh độ: Từ 104015’20”đến 104019’1” kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp xã Bản Phố; phía Nam giáp xã Nậm Mòn; phía Tây giáp xã Cốc Ly, Phía
Đông giáp xã Thải Giàng Phố, Tà Chải. Diện tích tự nhiên 2383 ha. Xã Na Hối có khí hậu ôn đới thường xuyên mát mẻ vào mùa hè, lạnh vào mùa
đông; đặc biệt với địa hình nhiều núi cao, độ chia cắt lớn đã tạo ra các tiểu
vùng khí hậu điển hình như: khu vực thôn Nhìu Lùng, Km 6, Ngải Thầu, Dì Thàng
thường có sương mù dày đặc và lạnh hơn vào mùa đông so với các vùng khác.
Xã
Na Hối trước đây chưa có tên xã mà chỉ có các làng bản: Na Hối Nùng, Na Hối
Tày, Sín Chải, Na áng, Cốc Môi, Ngải Thầu 1, Ngải Thầu 2, Dì Thàng, Chỉu Cái,
Ly Chư Phìn, Ma Chà Xúng, gọi chung là vùng Na Hối. Đến năm 1953 thống nhất tên
gọi là xã Na Hối cho đến nay. Toàn
xã có 12 dân tộc cùng chung sống với 997 hộ, 4.284 khẩu chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Mông...ở 15
thôn, bản (Thôn Dì Thàng 1, Chỉu Cái, Ngải Thầu, Sín Chải A, Sín Chải B, thôn
KM3, Nhìu Lùng, Ly Chư Phìn, Na Hối Nùng, thôn KM6, Dì Thàng 2, Na Áng a, Na
Áng B, Na Hối Tày, Cốc Môi).
2/ Tiềm năng, thế mạnh của xã Na Hối
Na
Hối là địa phương có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản
xuất các cây trồng chất lượng cao như: mận Tam Hoa, cây dược liệu Atiso. Là xã
có diện tích trồng cây mận Tam Hoa lớn nhất huyện (hiện có 176,12 ha), tập trung ở các thôn: Na Áng, Na Hối
Tày, Na Hối Nùng, Cốc Môi, thôn Km3, Sín Chải...Mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm
tấn. Mậm Tam hoa không chỉ là đặc sản nổi tiếng được nhiều nơi biết đến mà còn
là cây trồng có giá trị mang lại thu nhập cho người dân giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Với
bản chất cần cụ chịu khó trong lao động người dân Na Hối còn tích cực chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, tăng gia sản xuất...Hiện xã có Hợp tác xã rau sạch ở thôn Dì thàng.
Cũng như các
dân tộc khác trên địa bàn huyện, ở xã Na Hối mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa dân
tộc riêng. Dân tộc Tày, Nùng có lễ hội Xuống đồng, múa xòe, các
món ăn như xôi 7 màu, bánh trưng đen..Dân tộc Mông có lễ hội Say sán, múa khèn,
múa xinh tiền, thắng cố, mèn mén, rượu ngô..
Lễ hội Xuống đồng hay còn gọi là Lồng
tồng) đây là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, Nùng nói chung; được tổ chức
từ ngày 13 đến 15 tháng giêng âm lịch hằng năm với quy mô tổ chức cấp xã. Một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc
dân gian. Lễ hội xuống đồng được tổ chức gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu từ tục rước nước, sau khi lễ rước nước
kết thúc, các già làng, trưởng thôn, bản, những người có uy tín nhất dâng mâm
cúng bao gồm các sản vật do chính bàn tay lao động cần cù người dân nơi đây làm
ra lên thần linh cầu mong cho một năm mới no ấm, hạnh phúc.
|
Một nghi lễ trong
Lễ hội xuống đồng
|
Sau phần lễ là phần hội với chương trình văn nghệ, vào
hội xòe và các trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, đu quay đẩy gậy, kéo co
giữa các đội ở các thôn, bản đã tạo ra sân chơi vui vẻ, lành mạnh cho người dân
mỗi dịp Tết đến.
Không chỉ có lễ hội Xuống
đồng, đồng bào dân tộc Nùng, Mông xã Na Hối còn có lễ cúng rừng vào ngày 30
tháng Giêng đến mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm. Theo phong tục, trong ba ngày
liên tục, các thôn, bản cấm người lạ, người trong thôn vào rừng và trong ba
ngày mọi người nghỉ làm việc đồng áng. Ðây là lễ hội có ý nghĩa góp phần bảo vệ
và phát triển rừng, giữ cho thôn bản xanh tươi, trù phú, ấm no.
Lễ cơm mới vào tháng 10 âm
lịch sau khi thu hoạch vụ mùa. Sau gần một năm lao động sản xuất vất vả, thu
hoạch ngô, lúa xong, vào tháng 10 âm lịch, các gia đình xã Na Hối tổ chức lễ
cơm mới, mời anh em, bạn bè, họ hàng về dự. Các gia đình dâng mâm cúng, báo cáo
với tổ tiên thành quả sản xuất vụ mùa, dâng lễ cảm ơn tổ tiên, thần nông phù hộ
và nguyện cầu vụ mùa tới cây lúa, cây ngô xanh tươi, chắc hạt, bắp to, được
mùa, cuộc sống ấm no, phồn thực, con cháu khỏe mạnh thành đạt..
Các món ăn ẩm thực: Ngoài những lễ hội truyền thống, đồng bào các dân tộc xã Na
Hối có những món ăn mang đậm bản sắc như: món thắng cố ngựa (tất
cả nội tạng của ngựa sau khi thái thành từng miếng được ướp với các gia vị
muối, mì chính, thảo quả, địa điền nướng... và cho vào chảo nấu. Khi thắng cố
chín kỹ, các loại gia vị quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng và quyến
rũ). Sôi màu được làm từ gạo nếp ngon ngâm với các màu
được làm từ lá cây tạo nên các mầu sắc rất đẹp và hấp dẫn như màu: đỏ, xanh,
tím, vàng... Là món ăn
chỉ có trong những ngày lễ tết. Ngoài ra
còn có các món ăn đặc sản khác như: bánh trưng đen, bánh dày, thịt lợn hun
khói....
Các môn thể thao truyền thống: Trong những năm trở lại đây, Lễ
hội đua ngựa được tổ chức quy mô thu hút được nhiều nài ngựa ở các xã trên địa
bàn huyện về tham gia, đặc biệt Na Hối là một trong những xã có nhiều nài ngựa
tham gia và giành nhiều giải cao ở các mùa đua ngựa hằng năm.
Theo
kinh nghiệm của các nài ngựa từng tham gia giải, các chú ngựa đua phải được
tuyển chọn kỹ càng, cao lớn, vó vừa dài vừa thẳng, vồng ngực nở nang, bụng thon
và gọn, hai mắt tròn to, bước đều...và được tập luyện thường xuyên.
Ngoài
môn thể thao đua ngựa truyền thống, các dân tộc xã Na Hối còn có các trò chơi
dân gian như: kéo co, đẩy gậy, ném còn..
Với
những bản sắc văn hóa và thế mạnh của xã, Na Hối đã và đang phát triển thôn du
lịch cộng đồng ở các thôn Na Áng, Na Hối tày..hằng năm thu hút được nhiều du
khách đến tham quan.