|
Bản đồ hành chính xã Nậm Khánh
|
1. Giới
thiệu tổng quan về xã Nậm Khánh
Trước đây xã có
tên gọi là “Nằm kengz”, theo tiếng dân tộc Dao “Nằm kengz” có nghĩa là “
Vướng nước ”. Sau nhiều năm người dân gọi lái đi thành Nậm Khánh.
Nậm
Khánh có vĩ độ: từ 22023’21”
đến 22019’21” vĩ độ Bắc; kinh độ từ 104018’18”đến 104023’18”
kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên 2.548
ha.
Nậm Khánh là một xã nằm ở phía Đông của huyện
Bắc Hà. Phía Tây giáp xã Nậm Đét; phía Nam giáp Cốc Lầu; phía Bắc giáp Bản Liền;
phía Đông giáp xã Nậm Lúc. Xã có địa hình bị chia cắt bởi đồi núi, các dãy núi
có độ cao giảm dần và chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam.
Toàn xã hiện có
211 hộ với 1.174 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc sống rải rác tại 07 thôn bản (Nậm
Khánh, Nậm Tồn, Nậm Táng, Làng Mới, Nậm Càng, Giàng Trù, Mà Phố). Trong đó dân
tộc Dao chiếm hơn 60%, còn lại là dân tộc La Chí, Nùng, Kinh.
2. Tiềm năng, thế mạnh của xã Nậm Khánh
Nhân dân các
dân tộc xã Nậm Khánh đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên
để tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo. Nậm Khánh cũng là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của huyện về cây
quế. Diện tích trồng quế hiện tại của xã khoảng hơn 200 ha; có những hộ gia
đình nguồn thu mỗi năm từ cây quế vài chục triệu đồng. Ngoài thế mạnh về cây
quế, nhân dân trong xã còn tích cực trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi đại gia súc,
trồng thuốc nam, khai thác tiềm năng du lịch...
Nậm Khánh cũng
là nơi hội tụ những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc Dao, La Chí, Nùng. Dân
tộc Dao xã Nậm Khánh chủ yếu là người Dao Tuyển. Đối với người Dao Tuyển chuyện
ăn mặc của phụ nữ rất được coi trọng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh gồm áo, yếm,
xà cạp cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu với nhiều loại hoa văn, hình
ảnh cỏ, cây, hoa lá, các loài động vật... từ thiên nhiên được biến
tấu thành những họa tiết trang trí cho bộ trang phục thêm đẹp và rực rỡ. Hoa
văn trang trí trên y phục người Dao Tuyển không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn
nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng con mắt thẩm mỹ về nghệ
thuật, mà còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài
hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa trang phục đầy
hương sắc của các dân tộc ở Bắc Hà.
|
Trang phục của phụ nữ Dao Tuyển huyện Bắc Hà
|
Người Dao Tuyển ở xã Nậm
Khánh vẫn còn giữ được những phong tục mang đậm nghi lễ truyền thống như đám
cưới, ma chay, lễ cúng ma khô (cúng cho người mất), lễ cấp sắc…
Khác với nhiều dân tộc
thiểu số, đám cưới của người Dao Tuyển không cầu kỳ về cỗ bàn hay hình thức bên
ngoài, nhưng mọi thủ tục vẫn diễn ra theo đúng nghi lễ, từ việc thách cưới, mời
cưới cho đến làm cỗ, rước cô dâu về nhà chồng nhưng mang đậm nét độc đáo riêng...Thường
sau một năm ở rể (ở tại nhà cô dâu), hôn lễ mới được tiến hành; gia đình nhà
gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà trống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục
lễ bái tổ tiên. Cũng giống như nhiều dân
tộc khác, việc đi đón dâu của người Dao Tuyển phải chọn được giờ đẹp, ngày lành
tháng tốt; đoàn nhà trai đi rước dâu gồm đủ các thành phần, riêng phù dâu gồm một
người trưởng thành và một cô gái trẻ khoảng 13-14 tuổi, đoàn còn có thêm một
vài người hát giao duyên giỏi. Đúng đến
giờ tốt, nhà trai mới được vào nhà gái nhưng để vào được nhà cô dâu, nhà trai
phải vượt qua vòng thử thách hát giao duyên với nhà gái từ 5 đến 6 bài. Lúc
này, nhà gái đón nhà trai bằng một bữa ăn thịnh soạn và thầy cúng sẽ làm lễ tác
duyên cho đôi bạn trẻ...
|
Chuẩn bị cho cô dâu về nhà chồng
|
|
Cô
dâu và phù dâu người Dao Tuyển
|
Người La Chí ở Lào Cai sinh sống tập trung chủ
yếu ở thôn Nậm Táng, thôn Mào Phố xã Nậm Khánh. Đời sống kinh
tế của người La Chí vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, họ cải
tạo các sườn đồi, núi thành các thửa ruộng bậc thang để cấy lúa nước. Trong tập quán canh tác nông nghiệp
của người La Chí luôn mang đậm nét tín ngưỡng như: lễ cúng cầu mùa, lễ cúng cơm
mới, cúng trừ sâu bệnh, trong đó lễ cúng gọi hồn lúa là một trong những nghi lễ
quan trọng mang nét văn hóa đặc trưng nhất trong hệ thống tín ngưỡng nông
nghiệp của người La Chí. Theo tập quán canh tác của người La Chí, sau khi gia
đình làm đất xong, trước khi cấy, gia đình phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập
vào hạt giống, giúp cho cây trồng phát triển tươi tốt, gia đình có vụ mùa bội
thu.
|
Chuẩn bị cho lễ cúng hồn Lúa của
người La Chí
|
Ngoài những nét
truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Dao Tuyển, La Chí, Nậm Khánh còn
được biết đến bởi nhiều cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, được tạo nên từ phong
cảnh đồi núi và con suối Nậm Phàng.
Mặt hồ thuỷ điện Nậm Khánh và Nậm Phàng trải dài một màu xanh phẳng lặng,
làm nên một cảnh quan nên thơ, tươi đẹp cho vùng đất Nậm Khánh. Đây cũng là điểm
tham quan du lịch nổi bật, điểm đến thú vị của khách du lịch trong nước và quốc
tế tại huyện Bắc Hà.
|
|
Cảnh đẹp hồ thủy điện xã Nậm Khánh
|
Nậm Khánh còn là nơi khai thác, phát triển
làng du lịch cộng đồng tại thôn Nậm Tồn, thôn Giàng Trù, thu hút nhiều du khách
trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu./.