DƯ ĐỊA CHÍ XÃ NẬM MÒN
Lượt xem: 1324

 emoticon

Bản đồ hành chính xã Nậm Mòn

1. Giới thiệu tổng quan về xã Nậm Mòn

Nậm Mòn theo tiếng Tày là Bo Mon có nghĩa là một “nguồn nước”. Xã Nậm Mòn cách trung tâm huyện Bắc Hà 13 km. Phía Bắc giáp xã Na Hối; phía Nam giáp Bảo Nhai; phía Tây giáp Cốc Ly còn phía Đông giáp Nậm Đét. Có vĩ độ từ 22027’10” đến 22030’48” vĩ độ Bắc; kinh độ từ 104013’4”đến 104017’58” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.500 ha.

    Toàn xã có 549 hộ với 2.716 khẩu được phân bố ở 12 thôn bản (Bản Ngồ Thượng, Bản Ngồ Hạ, Cồ Dề Chải, Nậm Mòn Thượng, Nậm Mòn Hạ, Cốc Cài Thượng, Cốc Cài Hạ, Làng Mương, Lèng Phàng, Nậm Làn, Ngải Số, Sử Chù Chải). Toàn xã có 6 thành phần dân tộc (Mông, Tày, Nùng, Phù Lá, Dao, Kinh).

2. Tiềm năng, thế mạnh của xã Nậm Mòn

   Nhân dân các dân tộc xã Nậm Mòn cần cù lao động, biết khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, đặc biệt là tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, trồng cây ngô cao sản, lúa lai, lạc, đậu tương và cây thuốc lá...

  Nậm Mòn là xã có diện tích chuyên canh trồng ngô cao sản, trồng cây lạc lớn nhất huyện Bắc Hà. Năm 2009, lần đầu tiên cây thuốc lá được trồng thử nghiệm với quy mô hơn 7 ha trên đồng đất xã Nậm Mòn. Qua năm đầu thử nghiệm cho thấy, cây thuốc lá hoàn toàn phù hợp với đồng đất, khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của người dân nơi đây. Đến nay, diện tích trồng cây thuốc lá trên toàn xã lên đến vài chục ha, nhiều gia đình có thêm nguồn thu hàng chục triệu đồng mỗi năm từ trồng cây thuốc lá. Nhân dân các dân tộc xã Nậm Mòn còn chú trọng phát triển kinh tế rừng; tích cực phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC - VCR đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giữ nước, giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ mùa màng...

  Nậm Mòn là xã có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Nùng, Phù Lá, Dao của huyện Bắc Hà.

   Hát kể là loại hình nghệ thuật độc đáo trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Phù Lá và được truyền từ đời này sang đời khác.
Với dân tộc Phù Lá, tiếng kèn là biểu tượng cho sự thiêng liêng không thể thiếu trong một đám cưới, bởi họ quan niệm hạnh phúc lứa đôi cũng giống như tiếng kèn, phải có cặp thì khi ngân lên mới tạo nên sự đồng điệu, xúc cảm trong lòng người. Nhưng điều đặc biệt diễn ra đám cưới này là lối “hát kể”- một trong những bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Phù Lá.

   Nghi lễ trao tơ hồng trong đám cưới của người Phù Lá xã Nậm Mòn cũng là một phong tục mang giá trị nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục ý thức hôn nhân cho giới trẻ và tạo sợi dây gắn kết hạnh phúc lâu bền trong hôn nhân, đến nay vẫn được đồng bào lưu giữ.

emoticon  

Niềm vui được mùa ngô hàng hóa của bà con nông dân xã Nậm Mòn

 emoticon

emoticon  

Chăm sóc và thu hoạch cây thuốc lá tại xã Nậm Mòn

 emoticon

Cây lạc trên đồng đất Nậm Mòn

 emoticon

emoticon  

Nghi lễ trong đám cưới của người Phù Lá



Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1