DƯ ĐỊA CHÍ XÃ TẢ CHẢI
Lượt xem: 2215

emoticon  

1/ Giới thiệu tổng quan về xã Tà Chải

Tả Chải trước đây có tên là xã Bản Luống, theo tiếng Quan hỏa có nghĩa là Tả Chải, ý nghĩa là một làng lớn. Xã Tà Chải cách trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà 1,5 km về hướng Đông Nam có vĩ độ từ 22031’13” đến 22033’26” vĩ độ Bắc; Kinh độ từ 104016’37”đến 104018’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Lầu Thí Ngài, Bản Phố; phía Nam giáp xã Na Hối; phía Đông giáp xã Thải Giàng Phố; phía Tây giáp Thị trấn Bắc Hà; với diện tích tự nhiên 521 ha.

Toàn xã có 9 dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Dáy, Hoa, Thu Lao, trong đó dân tộc Tày chiếm 52%; có 2.588 khẩu ở 9 thôn, bản (Thôn Na Lo, Na Hô, Na Pắc Ngam, Na Lang, Nậm Châu, Na Khèo, Na Thá, Na Kim, Tả Hồ).

Là xã điển hình của huyện Bắc Hà trong phong trào xây dựng nông thôn mới, phấn đấu của xã Tà Chải hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015.

2/ Tiềm năng, thế mạnh của xã Tà Chải

Là xã thuộc khí hậu ôn đới, mát mẻ vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như ngô, lúa; đặc biệt là cây ăn quả, rau vụ đông. Trên địa bàn xã có nhiều bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh như: Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Tày, hội xòe, núi Ba mẹ con, đặc sản mận Tam hoa, nhiều món ăn ẩm thực mang đậm bản sắc của dân tộc tày, nùng..

Lễ Hội Lồng Tồng: Nói đến du lịch văn hóa Bắc Hà, phải nhắc tới vùng văn hóa đồng bào Tày xã Tà Chải nổi tiếng với lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi Lễ hội Xuống đồng) và điệu xòe sôi động mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng cao. Lễ hội Xuống đồng được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao diễn ra hết sức sôi động, thu hút nhiều người dân tham gia. Trong Lễ hội không thể thiếu điệu xòe truyền thống. Xòe có nhiều điệu như: điệu xòe đập lúa vừa dồn dập, vừa náo nhiệt như thúc giục mọi người trong ngày mùa; điệu xòe “đón xuân” với nhịp điệu gấp gáp, rộn rã, từng đôi trai gái, tay trong tay, dắt nhau bước đi trong nhịp xòe. Còn điệu xòe mò cá thì vòng xòe khi chụm vào, khi lại tan ra như lời thủ thỉ, tâm tình của chàng trai, cô gái…Qua các điệu xòe phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của đồng bào Tày nơi đây và để cổ vũ tinh thần cho bà con có khí thế bắt tay vào vụ mùa mới luôn gặp nhiều may mắn và thu hoạch mùa màng thắng lợi.

 emoticon

Điệu xòe của người Tày

                                                    Nét đẹp trong các làn điệu xòe truyền thống đã trở thành văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của người Tày ở Bắc Hà. Múa xòe của người Tày đã và đang góp phần tạo nên nét riêng biệt cho “vùng cao nguyên trắng”.

Nói đến Tà Chải không thể không nói đến ngọn Núi Ba mẹ con được trải dài từ thôn Na Kim, Tả Hồ đến thôn Nậm Châu, thôn Na Lo, hình dạng của núi gồm một chỏm núi cao là Mẹ và 2 chỏm núi bé hai bên là con. Dãy núi này được dân tộc Tày gọi theo tiếng địa phương là Thảm mè lù, có nghĩa là núi Ba mẹ con. Núi này không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trồng rng mà trở thành điểm du lịch sinh thái rừng, du lịch leo núi.           

 emoticon

Núi Ba mẹ con

 

Đến Tà Chải vào tháng 4, 5 hàng năm, du khách có dịp thư thả tản bộ giữa những rừng mận tam hoa chi chít trái, chín đỏ rực. Đến thăm các bản làng người Tày, Nùng, Mông ở xã Tả Chải, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tự tay trèo hái những quả mận mọng đỏ nhất để thưởng thức và cảm nhận hương vị thơm ngọt, pha lẫn chua mát hấp dẫn. Cây mận Tam hoa không chỉ là cây đặc sản ở vùng cao Bắc Hà mà còn giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói, nghèo.

 emoticon

Cây mận Tam hoa Bắc Hà

            Tà Chải còn được biết đến là vùng trồng rau an toàn lớn nhất Bắc Hà, hầu hết người dân sống bằng nghề nông, có trên 100 hộ dân trồng rau sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Trồng chủ yếu các loại rau vụ đông như: Bắp cải, súp nơ, su hào, rau cải, đậu hà lan, rau thơm các loại.

 emoticon

Bà con nhân dân xã Tà Chải đang chăm sóc rau vụ đông

Ngoài những bản sắc văn hóa trên, dân tộc Tày, Nùng... ở xã Tà Chải còn có những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của dân tộc vùng cao nguyên trắng đó là: thắng cố ngựa, sôi 7 màu, bánh dày, phở chua...

Nhờ có các bản sắc văn hóa tiêu biểu, nhiều điểm du lịch hấp dẫn, xã Tà Chải đã và đang mở rộng làng du lịch cộng đồng ở các thôn Na Thá, Na Lo...hàng năm thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.



Tin tức
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1