Thường trực Huyện ủy làm việc với các cơ quan khối sản xuất huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ và lộ trình sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2025
CTTĐT
- Chiều ngày 4/8, Thường trực Huyện ủy tổ chức Hội nghị làm việc với các cơ
quan khối sản xuất huyện về kết quả thực hiện 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ những
tháng cuối năm 2020, kế hoạch và lộ trình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn
huyện đến năm 2025. Đồng chí Nguyễn Duy Hòa - Bí thư Huyện ủy chủ trì hội nghị.
Khối sản xuất nông lâm nghiệp huyện gồm
5 cơ quan, đơn vị, trong đó có 3 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện quản
lý gồm Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; phòng Dân tộc và Trung tâm Dịch
vụ nông nghiệp; 2 cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
gồm Hạt Kiểm lâm và Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả. Trong những năm qua,
các cơ quan trong khối luôn đoàn kết, tập trung đổi mới phương thức lãnh chỉ đạo
điều hành theo hướng chủ động, quyết liệt, cụ thể. Do vậy, đã hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương.
Quang
cảnh hội nghị
Về thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng đầu
năm 2020, mặc dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid -19 và tình hình thời
tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống của
nhân dân; song dưới sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện,
sự chủ động vào cuộc tích cực của các phòng ban chuyên môn, cấp ủy, chính quyền
các xã, thị trấn. Sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được
nhiều kết quả quan trọng, làm năm thứ 3 được mùa liên tiếp. Trong đó, diện
tích, năng suất, sản lượng lúa ngô cao nhất từ trước đến nay; các chỉ tiêu về sản
xuất nông lâm nghiệp cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năng suất vụ
lúa xuân ước đạt trên 2.400 tấn, tăng 6,45% so với cùng kỳ. Diện tích lúa mùa
thực hiện trên 2.700 ha, hiện nhân dân đã hoàn thành việc gieo cấy. Cây ngô
xuân và ngô chính vụ thực hiện được khoảng 4.400ha, năng suất ước đạt 43,2 tạ/ha.
Các cây trồng khác như cây chè, dược liệu, cây ăn quả, cây rau màu tiếp tục được
quan tâm đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản phát triển
ổn định, không xuất hiện dịch bệnh lớn gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân.
Công tác bảo vệ, phát triển rừng được triển khai thực hiện hiệu quả, đến nay,
nhân dân đã trồng mới 496/1.190 ha rừng, trong đó có 196 ha trồng lại rừng,
tăng 216 ha so với cùng kỳ.
Các
cơ quan khối sản xuất phát biểu tại hội nghị
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp
tục được đẩy mạnh. Ước trong 6 tháng đầu năm, các xã huy động ủng hộ, đóng góp
xây dựng nông thôn mới với tổng trị giá trên 500 triệu đồng; bình quân số tiêu
chí hoàn thành của 01 xã đạt 12,72 tiêu chí. Công tác phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức rà soát, đôn đốc các hộ gia đình trong vùng có nguy
cơ sạt lở khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn, đồng thời theo dõi, diễn biến
tình hình thời tiết để chủ động trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Tại hội nghị, các cơ quan khối sản xuất
nêu lên một số đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong
các tháng cuối năm 2020 cũng như lộ trình phát triển đến năm 2025. Cụ thể như:
Đề nghị tỉnh xem xét bố trí kinh phí xây dựng khu vực giết mổ gia súc tập trung
để thực hiện quản lý tốt dịch bệnh trên đàn gia súc. Có chủ trương bố trí kinh
phí xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để
từ đó có kế hoạch đầu tư phát triểm các loại cây trồng, vật nuôi. Xem xét cho
chủ trương ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm Ocop ngay từ khi
có ý tưởng sản phẩm được xét duyệt…ngoài ra còn có một số kiến nghị liên quan đến
chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng làng văn hóa du lịch thôn Na Lo
xã Tà Chải và vấn đề phát triển cây chè Shan tuyết trên địa bàn huyện….
Đ/c
Đoàn Ngọc Tuyến - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu tại hội nghị
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập
trung thảo luận, làm rõ các kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc cũng
như đóng góp thêm ý kiến về các giải pháp cũng như định hướng phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy
Hòa – Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh: Đối với huyện vùng cao Bắc Hà, trên 80% dân số
sản xuất nông lâm nghiệp nên đây là lĩnh vực tiếp tục được huyện xác định có
vai trò trọng tâm trong phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, với nhiều tiềm
năng, lợi thế trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, Bắc Hà phải tạo ra được
nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch. Để
làm tốt vấn đề này cũng như định hướng cụ thể phát triển đến năm 2020, đồng chí
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Duy Hòa đề nghị các cơ quan trong khối sản xuất huyện cần
tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tăng cường công tác phối hợp; xây dựng
kế hoạch cụ thể từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, thực
hiện gắn chặt với công tác chỉ đạo điều hành.
Đồng chí Nguyễn Duy Hòa - Bí thư Huyện ủy phát
biểu kết luận Hội nghị
Trước mắt, các cơ quan cần rà soát chi
tiết phát triển các cây trồng chủ lực mang tính đặc thù tại mỗi xã, mỗi địa
phương để có kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp theo hướng nâng
cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất. Thực hiện
tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, xây dựng
nông thôn mới. Triển khai đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là khâu chế biến, bảo quản; ưu tiên, hỗ trợ nguồn lực triển khai các mô
hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển các sản phẩm hàng hóa quy mô tập trung, đặc
biệt là các sản phẩm có lợi thế của huyện thay thế cho các cây trồng truyền thống
giá trị kinh tế thấp. Hỗ trợ hình thành một số vùng sản xuất rau sạch, an toàn.
Xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Khai thác
tiềm năng, tăng hiệu quả sử dụng đất. Mở rộng các mô hình liên doanh, liên kết
trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu
một số nông sản có thế mạnh, đây được coi là bước đột phá trong nông nghiệp của huyện giai đoạn này. Bên cạnh đó,
các cơ quan trong khối cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát
triển hiện nay./.