Lễ cúng rừng
Lượt xem: 1256
Lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch hàng năm đây là lễ hội truyền thống của các dân tộc Mông, Phù Lá, Tày, Nùng… những nơi có rừng cấm với mục đích cúng thần rừng để cầu an lành cho con người, súc vật và cỏ cây.
Lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch hàng năm đây là lễ hội truyền thống của các dân tộc Mông, Phù Lá, Tày, Nùng… những nơi có rừng cấm với mục đích cúng thần rừng để cầu an lành cho con người, súc vật và cỏ cây. Đây là nghi lễ truyền thống gắn con người với thiên nhiên, mang giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên.
Theo quan niệm của người dân địa phương thần rừng, thần cây, thần suối là những vị thần giúp con người xua đuổi thú dữ, cho gỗ làm nhà, cho nguồn nước uống. Đặc biệt, lễ cúng rừng được xem như một cuộc họp tổng kết của thôn về công tác bảo vệ rừng, có sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản,…đều được đem ra bàn bạc công khai.
Lễ hội cúng rừng là một trong những nghi lễ truyền thống đẹp của, đồng bào các dân tộc huyện Bắc Hà ngoài ý nghĩa tâm linh, nghi lễ cúng thần rừng còn có vai trò to lớn trong việc gắn kết cộng đồng dân tộc, gắn con người với thiên nhiên vì vậy đã trải qua nhiều thế hệ xong lễ hội cúng thần rừng vẫn còn nguyên giá trị và còn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sau các nghi lễ một bản hương ước về bảo vệ rừng sẽ được người dân trong thôn thống nhất và mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiện. 


Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1