ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC HÀ: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH (phần 2)
Phần II:
Đảng bộ Bắc Hà không ngừng phát triển, lớn mạnh qua các thời kì lịch sử
Phần II:
Đảng bộ Bắc Hà không ngừng phát triển, lớn mạnh qua các thời kì lịch sử
|
Một góc phố - Thị trấn Bắc Hà |
Sau ngày giải phóng, huyện Bắc Hà đứng trước muôn vàn khó khăn, Ban cán sự và UB hành chính kháng chiến bắt tay vào việc củng cố chính quyền, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, Bắc Hà được giải phóng chưa lâu, niềm vui của nhân dân các dân tộc Bắc Hà còn chưa dứt, thì Ban cán sự đảng và nhân dân các dân tộc Bắc Hà lại bắt tay vào một cuộc chiến đấu mới. Được Pháp Hà hơi tiếp sức, bọn phản động tay sai ở Bắc Hà đã nổi dậy, lôi kéo một bộ phận quần chúng nhân dân theo chúng làm Phỉ. Trước âm mưu và hành động của phỉ, để bảo toàn lực lượng, bộ đội chủ lực của ta đã rút khỏi Bắc Hà, Ban cán sự và UBKC tạm thời rút xuống Bảo Nhai, nhân cơ hội đó Phỉ đã tràn xuống Bắc Hà chúng dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo nhân dân phát triển lực lượng, khủng bố tàn sát những người, gia đình theo cách mạng. Trước tình hình đó Ban cán sự đảng Bắc Hà đã ra nghị quyết: “ Khẩn trương củng cố và thành lập chính quyền cơ sở, tạm cấp ruộng đất cho dân nghèo, vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến”, quan tâm xây dựng các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển đảng. Tính đến tháng 6 năm 1951 Ban cán sự đảng huyện đã kết nạp được 3 đảng viên mới, nâng số đảng viên trong toàn huyện lên 13 đảng viên. Qua công tác tuyên truyền, giáo dục đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu đi đầu của người đảng viên. Người đảng viên thực sự là hạt nhân chính trị cùng với nhân dân các dân tộc Bắc Hà đạp tan âm mưu gây phỉ. Để đáp ứng tình hình cách mạng trong giai đoạn mới, đầu tháng 4 năm 1954 Ban cán sự đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân cấp huyện và xã. Nhờ công tác chuản bị chu đáo toàn diện và sự đồng thuận của nhân dân công tác bầu cử hội đồng nhân dân khoá đầu tiên ở Bắc Hà đã thu được kết quả tốt gần 100% cử tri đã đi bở phiếu. Bên cạnh đó, hệ thống các tổ chức đoàn thể cũng được củng cố từ huuyện xuống cơ sở, lúc này toàn huyện có 8 chi đoàn thanh niên, 12 chi hội phụ nữ cơ sở hoạt động tốt. Trong công tác tiễu phỉ do làm tốt công tác vận động tuyên truyền nên nhiều người đã vận động được chồng con, anh em thân thuộc về nhà không theo phỉ. Từ cuối năm 1950 đến năm 1954 dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, nhân dân các dân tộc Bắc Hà đã đánh bại bốn lần nổi phỉ và âm mưu phỉ hoá toàn dân của thực dân Pháp. Ngoài công tác củng cố xây dựng hệ thống chí trị, xây dựng chính quyền chăm lo dời sống nhân dân, trong giai đoạn này Ban cán sự đảng huyện đã tích cực vận động nhân dân đóng góp được 235 lượt dân công, 98 ngựa thồ, hàng chục tấn lương thực, hàng trăm trâu bò lợn gà cho cuộc kháng chiến chống pháp .
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong bối cảnh là một huyện vùng cao, tuy lực lượng Phỉ ở Lào Cai đã tan rã, song ở Bắc Hà bọn tàn quân phỉ và một số tên đầu sỏ vẫn lén lút hoạt động, quấy nhiễu, phá hoại cách mạng, lôi kéo đồng bào, cùng với đó đời sống của đồng bào nhân dân các trải qua các thời kì bị áp bức bóc lột nên gặp rất nhiều khó khăn. Ban cán sự đảng huyện Bắc Hà đã đề ra hai mục tiêu lớn cần giải quyết là tiễu phĩ và khôi phục kinh tế ổn định đời sống nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng, kiên định mục tiêu, các đảng viên của Bắc Hà đã bám làng, bám bản, kiên trì tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết đấu tranh chống phỉ và tích cực khai hoang phục hoá, lao động sản xuất phát triển kinh tế - văn hoá xã hội. Có thể nhận thấy những năm 1955- 1960 dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, huyện Bắc Hà đã có những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội. Năm 1955 lực lượng phỉ ở Bắc Hà đã cơ bản bị tiêu diệt, trong 3 năm toàn huyện đã gọi hàng 106 tên, bắt sống 85 tên và tiêu diệt 25 tên phỉ. Đời sống nhân dân được ổn định, quan hệ sản xuất mới Xã hội chủ nghĩa được thiết lập, các tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền đoàn thể được kiện toàn và phát triển về mọi mặt. Từ chỗ toàn huyện chỉ có 1 chi bộ đảng với chưa đầy chục đảng viên, sau 5 năm, huyện đã có 9 chi bộ với 232 đảng viên. Ban cán sự đảng đã tổ chức Đại hội đảng bộ huyện lần thứ nhất kì I (Từ ngày 21-25/12/1960). Sự phát triển lớn mạnh đó là cơ sở vững chắc để đảng bộ huyện tiếp tục phát triển ở những giai đoạn sau.
Trải qua 12 lần đại hội, trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1975. Đảng bộ huyện Bắc Hà đã không ngừng phát triển vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng ở mỗi thời điểm, thời kì lịch sử khác nhau của địa phương. Trong những năm (1961 – 1965) Đảng bộ Bắc Hà đã thành công trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã được Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Hà thực hiện thắng lợi, tạo tiền đề cho sự phát triển về mọi mặt chính trị kinh tế văn hoá xã hội những năm về sau. Nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ huyện mà diện tích, năng suất, sản lượng lương thực của địa phương không ngừng tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh chóng. Nhân dân các dân tộc Bắc Hà tích cực tham gia phong trào hợp tác hóa, thâm canh tăng vụ. Xuất hiện một số hợp tác xã điển hình về thâm canh lúa 2 vụ như Bảo Nhai; một vụ lúa, một vụ đậu tương, một vụ rau như thị trấn, Na Hối, Bản Phố.. Cây thuốc phiện được đẩy lùi và từng bước xoá bỏ, cây ngô trở thành cây lương thực chính đối với nhiều vùng trong huyện; cây rau bắp cải, cây dược liệu, hoa quả, cây ăn quả, cây chè, cây quế, đỗ tương được mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng, trở thành những cây trồng quan trọng trong phát triển kinh tế của Bắc Hà. Nếu như năm 1955 tổng sản lượng lương thực toàn huyện chỉ đạt trên 5 ngàn tấn thì đến năm 1975 đã tăng lên trên 14 ngàn tấn. Từ chỗ phần lớn nhân dân mù chữ thì đến năm 1975 Bắc Hà đã cơ bản xoá được nạn mù chữ. Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá ở nông thôn không ngừng được xây dựng, bộ mặt nông thôn Bắc Hà đã thay đổi vượt bậc. Đường liên thôn liên bản đã hình thành, hệ thống tưới tiêu được xây dựng rộng khắp, các hoạt động văn hoá văn nghệ truyền thống phát triển sâu rộng, những phong tục lạc hậu dần được khắc phục. Những thành tựu, sự phát triển về kinh tế, văn hoá xã hội đó đã tạo tiềm lực lớn mạnh cho Huyện Bắc Hà đóng góp sức người sức của cho chiến trường Miền Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàng nghìn người con của Bắc Hà đã gia nhập quân đội, thanh niên xung phong chi viện cho chiến trường Miền Nam, trong đó có hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Công tác xây dựng hệ thống chính trị được Đảng bộ huyện quan tâm đẩy mạnh. Từ những năm 1958, số lượng đảng viên ở đảng bộ huyện phát triển nhanh chóng làm tăng thêm sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng . Năm 1975 số lượng đảng viên toàn đảng bộ lên tới 429 đảng viên, gấp 28 lần năm 1957, toàn huyện có 41 chi đảng bộ cơ sở. Các xã trong huyện đã xây dựng được tổ chức cơ sở đảng. Song song với công tác phát triển đảng hệ thống chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị từ huyện đến xã không ngừng được xây dựng và củng cố vững chắc. Vai trò quản lý điều hành vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước ngày càng có hiệu quả, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ chính quyền đoàn thể được nâng cao. Trong những năm 1955- 1975 Huyện Bắc Hà được tỉnh công nhận là huyện điển hình làm tốt công tác an ninh chính trị trên địa bàn.
Có thể nói, sau 20 năm vận động, Đảng bộ huyện Bắc Hà đã phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo nhân dân các dân tộc Bắc Hà phát triển kinh tế văn hoá xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị ở địa phương, góp phần to lớn cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Đất nước ta bước sang một trang sử mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, cùng với đồng bào trong cả nước nhân dân các dân tộc Bắc Hà phấn khởi, hăng say lao động sản xuất, xây dựng và kiến thiết quê hương. Trải qua ba kì đại hội từ Đại hội đảng bộ khoá XIII đến đại hội đảng bộ khóa XV giai đoạn (1976 đến 1986). Đảng bộ huyện đã làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân các dân tộc Bắc Hà đẩy mạnh phát trển kinh tế xã hội, kiên định mục tiêu lý tưởng của đảng, con đường cách mạng mà Bác Hồ đã lựa chọn. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, trong toàn đảng bộ và quần chúng nhân dân, ra sức củng cố xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc tuyến phòng thủ biên giới, đánh bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Lãnh đạo nhân dân các dân tộc Bắc Hà không ngừng đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế xã hội . Thực hiện tốt công tác hợp tác hoá nông nghiệp trong những năm 1976 – 1979. Tăng cường đoàn kết các dân tộc, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, từng bước phát huy các tiềm năng thế mạnh của huyện vùng cao Bắc Hà, tăng cường sản xuất hàng hoá tạo ra những sản phẩm chủ lực của địa phương như phát triển cây dược liệu, cây chè, cây quế, cây mận tam hoa. Trong những năm 1982 - 1986 đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Bắc Hà nêu cao tinh thần cảnh giác làm chủ đường biên giới, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Sau Đại hội đảng bộ huyện khoá XV. Từ Đại hội đảng bộ khoá XVI đến Đại hội đảng bộ khoá XX (giai đoạn từ năm 1986 đến 2005). Thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Đảng bộ huyện Bắc Hà đã khẳng định sự năng động sáng tạo trong chủ trương, đường lối lãnh chỉ đạo nhân dân các dân tộc Bắc Hà đẩy mạnh sản xuất mở rộng diện tích gieo trồng các cây nông nghiệp chủ lực như ngô, lúa, đậu tương, lạc đỗ…phát triển mạnh các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp như sản xuất nông cụ, các nguyên vật liệu xây dựng như: Vôi, gạch ngói… Trải qua mỗi kì đại hội với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, Đảng bộ huyện đã không ngừng phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương, vì vậy đời sống, diện mạo nông thôn Bắc Hà không ngừng đổi thay, đảng bộ không ngừng lớn mạnh. Trong thời kì này, đảng bộ huyện đã vận dụng đúng đắn đường lối phát triển kinh tế của đảng, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo hướng công - nông – lâm gắn với thị trường.
Sau 20 năm thực hiện đổi mới, đến Đại hội đảng bộ khoá XX nhiệm kì 2000 – 2005, Đảng bộ cũng như huyện Bắc Hà đã vững vàng và phát triển về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hằng năm tăng từ 6 – 7%, tổng sản lượng qui thóc toàn huyện đạt trên 17.000 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2,5 triệu /người/năm, tỷ lệ tán che phủ rừng đạt 30 – 32%, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 80% dân số được nghe đài, 60 % dân số được xem ti vi. Công tác quốc phòng an ninh không ngừng vững mạnh, đánh tam mọi âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Hàng năm, đảng bộ huyện kết nạp từ 90 đến 100 đảng viên. Từ chỗ đảng bộ huyện có 429 Đảng viên với 41 chi đảng bộ cơ sở ( năm 1975 ). Đến năm 2005 đảng bộ huyện đã có gần 1.600 đảng viên với 49 tổ chức cở sở đảng trực thuộc (còn nữa)./.