Chàng trai dân tộc Dao làm giàu từ khởi nghiệp ươm quế giống ở xã khó khăn Bản Cái
Lượt xem: 237

         Vài năm trở lại đây, cây quế đã trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể đời sống cho nhiều người dân trên vùng cao Bắc Hà. Bởi vậy nhu cầu tiêu thụ giống cây này cũng ngày càng lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, anh Vàng Tà Pham, dân tộc Dao, thôn Làng Tát, xã Bản Cái đã mạnh dạn phát triển mô hình vườn ươm quế giống cung cấp cho bà con trong  xã và các địa phương lân cận.

         Trước đây, sau khi lập gia đình anh Vàng Tà Pham, thôn Làng Tát cũng như nhiều hộ dân ở xã Bản Cái chủ yếu trồng sắn, ngô trên đất nương đồi. Sau nhiều năm canh tác, đất bạc màu, giá sắn, ngô liên tục giảm, đầu ra không ổn định nên đời sống của gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong khi ấy, ở các xã lân cận có điều kiện tương đồng như xã Nậm Đét, Cốc Lầu… cây quế đã phát triển từ nhiều năm trước, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bằng khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, niềm đam mê với lĩnh vực trồng trọt, Năm 2006 anh Pham đã bàn với vợ và gia đình, bắt tay vào trồng quế, đến nay gia đình gia đình anh Pham đã có khoảng 7ha quế, trong đó gần 5 ha là quế 5 đến 10 tuổi, quế từ 10 đến 15 tuổi là 02 ha. Từ năm 2011, diện tích quế của gia đình bắt đầu cho thu hoạch, hàng năm khai thác từ vỏ quế, cành và lá quế đã đem lại cho gia đình anh Pham từ 80 đến 150 triệu đồng. Từ năm 2019, nhận thấy lượng vỏ quế trên địa bàn xã khá lớn, cộng với sẵn có vốn tích góp được, anh Pham đã quyết định kinh làm thêm việc thu mua vỏ quế cho bà con nhân dân tại địa phương, từ đó nguồn thu nhập của gia đình ngày càng tăng lên có thời diểm trừ chi phí gia đình anh để ra được từ 100 đến 200 triệu đồng/ năm. Anh Vàng Tà Pham, thôn Làng Tát, xã Bản Cái chia sẻ: Để phục vụ cho địa phương, tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm ươm giống cây quế ở rất nhiều nơi như Yên Bái… từ việc ươm được giống tại địa phương đã giúp cho bà con rất nhiều như giá cả, giá thành ổn định và cây quế thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương… Nói chung là từ khi phát triển kinh tế, tôi đã đóng góp nhiều vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tôi là người đứng đầu để mởi những tuyến đường tới những vừng trồng quế để khi thu mua, người dân đỡ vất vả vận chuyển…

anh tin bai

Anh Pham chỉ cho bà con biết những loại bệnh gây hại cho cây quế giống

         Đến năm 2010, nhận thấy phong trào trồng quế tại địa phương phát triển mạnh, trong khi người dân phải mua cây giống ở nơi khác, chi phí cao, nguồn cây giống phải phụ thuộc vào thương lái dưới xuôi lên, do giao thông đi lại khó khăn nên chờ được cây giống lên cũng mất rất nhiều thời gian. Anh Pham đã đi học tập kinh nghiệm ươm quế ở nhiều địa phương khac nhau và cùng với gia đình bắt tay vào làm vườn, tự ươm cây giống quế. Bước đầu thực hiện ươm giống quế, anh Pham và gia đình gặp không ít khó khăn, kiến thức còn thiếu, kinh nghiệm chưa có nên cây bị nhiều sâu bệnh gây hại như nấm hồng, nấm phấn trắng, sâu ăn mặt lá, sâu cuốn lá..., chưa đáp ứng được chất lượng cây giống tốt. Song với niềm say mê, sự quyết tâm thực hiện được ước mơ của mình, đồng thời giúp người dân tại địa phương co nhưng cây quế giống tốt nhất, anh Pham đã thành công. Đến nay vườn ươm được mở rộng với diện tích trên 1.000m2 , mỗi vụ có thể ươm được 45 vạn cây quế. Từ khởi nghiệp ươm quế giống đã trở thành nơi cung cấp quế giống cho bà con trong vùng và nhiều địa phương lân cận, mang lại doanh thu từ 80 đến 120 triệu đồng mỗi năm.

         Kinh tế gia đình anh giờ đây đã trở lên khá giả, ngoài ngôi nhà bề thế khang trang, sắm sửa đầy đủ đồ gia dụng đắt tiền. Cơ sở sản xuất của anh Pham cũng trở thành mô hình quy mô, bài bản và có hiệu quả nhất vùng, điểm đến của nhiều người dân, đơn vị khác đến học hỏi kinh nghiệm làm theo. Bên cạnh đó, vào mùa vụ cơ sở quế giống của gia đình anh Pham không chỉ tạo điều kiện cho bà con trồng rừng phát triển sản xuất, mà còn tạo công ăn việc làm cho từ 3 – 5 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng. Chị Phàn Thị Lìu, thôn Làng Tát, xã Bản Cái phân khởi nói: Mình là nông dân, đi làm thuê ở đây một ngày được 1 – 200 nghìn, mỗi tháng cũng được khoảng 5 triệu. Có tiền cải thiện nhiều thứ, nếu không làm thuê thì không biết làm gì kiếm được nhiều tiền…

anh tin bai

Xưởng sơ chế quế của anh Pham luôn tạo công ăn việc làm cho từ 3-4 lao động địa phương theo thời vụ

         Để khuyến khích người dân thay đổi tư duy, gắn bó với kinh tế rừng, những năm qua chính quyền xã Bản Cái đã tích cực vận động người dân trồng rừng và tập trung phát triển cây quế. Lồng gắn việc tuyên truyền vào các buổi họp ở thôn, kể cả ngày hội đại đoàn kết, cán bộ xã cũng tranh thủ nói về hiệu quả kinh tế của cây quế, dần dần hình thành ý thức trong Nhân dân trồng rừng là nghề để phát triển kinh tế, sống được với rừng, làm giàu nhờ rừng. Cùng với đó, xã đã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho người dân. Ông Dương Quang Vinh, phó chủ tịch UBND xã Bản Cái cho biết: Anh Pham đây là một điểm giúp bà con ở đây thu mua các loại sản phẩm quế. Cùng với đó ươm quế bán và hướng dẫn bà con chăm sóc cây quế. Từ sự phát triển kinh tế như thế, anh Pham đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc xây dựng NTM ở địa phương như: làm đường giao thông nông thôn, kéo điện thắp sáng đường quê…

         Hiện nay, nhiều hộ dân ở Bản Cái cũng học theo mô hình của anh Vàng Tà Pham tự ươm cây giống để trồng, tuy nhiên chỉ đáp ứng một phần, nên vẫn phải mua thêm cây giống từ vườn ươm. Thời gian tới, cùng với vận động mở rộng diện tích đất trồng quế, chính quyền xã Bản Cái tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân xây dựng và phát triển vùng quế hữu cơ, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho nhân dân./.

Lê Hiếu

Trung tâm Văn hóa, TT – TT Bắc Hà

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1