Gương thanh niên người Dao làm kinh tế giỏi ở xã vùng cao Cốc Lầu
Lượt xem: 140

         Nhắc đến gia đình đoàn viên Lý Văn chỉnh, dân tộc dao, sinh năm 1993, chi đoàn thôn Kho Vàng xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, các đoàn viên, thanh niên và bà con nhân dân trong xã đều ca ngợi là người cần cù, chăm chỉ, có ăn, có học, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế VACR hiệu quả, trong đó nổi bật là  mô hình  nhà máy chế biến tinh dầu quế và xây dựng hồ thả cá, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững cho lực lượng thanh niên trên địa bàn xã.

anh tin bai

Anh Lý Văn Chỉnh giới thiệu mô hình trang trại nuôi cá của gia đình.

         Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), qua giới thiệu của Đoàn xã Cốc Lầu, chúng tôi tới thăm mô hình trang trại kinh tế đồi rừng quế, chăn nuôi cá thương phẩmnhà máy chế biến tinh dầu quế tư nhân của gia đình đoàn viên Lý Văn Chỉnh, dân tộc dao, sinh năm 1993, chi đoàn thôn Kho Vàng.  Trong câu chuyện cởi mở anh Chỉnh kể về quá trình vượt khó vươn lên.

         Sinh ra trong gia đình người Dao có truyền thống sản xuất và kinh doanh giỏi trên địa bàn xã Cốc Lầu, là con út, Lý Văn chỉnh được quan tâm cho ăn học và tốt nghiệp cử nhân chăn nuôi trường Đại học nông- lâm Thái Nguyên năm 2017. Trở về quê hương và lập gia đình năm 2019, sông chung với cha mẹ.

         Có trình độ chuyên môn và kiến thức về chăn nuôi, nông- lâm nghiệp, lại có nền tảng gia đình tốt, anh Chỉnh bàn với gia đình không xin đi công tác mà ở nhà lập nghiệp. Vợ chồng anh bảo nhau sinh 02 con xong kế hoạch hóa để đầu tư làm ăn. Được sự hậu thuẫn, đầu tư vốn của cha mẹ, Chỉnh đã có điều kiện đầu tư khởi nghiệp. Hiện gia đình  đã có diện tích quế hơn 5 vạn cây  đã và đang cho thu hoạch, mỗi năm trung bình từ 200- 300 triệu đồng từ thu hoạch tỉa cây, bán cành lá quế và gỗ quế.  Có của ăn của để và đặc biệt có vốn tích lũy lớn, lại có  kinh nghiệm trồng quế, cư trú ở vùng nguyên liệu quế hạ huyện Bắc Hà có diện tích lớn và  chất lượng hàng đầu của tỉnh Lào Cai, lại được chính quyền xã Cốc Lầu tạo điều kiện cho đi thăm quan thực tế và tự tìm hiểu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ sách, báo, vô tuyến và tự đến các xưởng chế biến tinh dầu ở huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và xã Nậm Đét, từ năm 2020, gia đình anh Chỉnh đã mạnh dạn đầu tư 13 đồng vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để xây dựng khu kinh tế bao gồm  nhà máy chế biến tinh dầu quế và đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng hồ thả cá rộng gần 10.000 mét vuông, và tự mở đường giao thông từ trục đường bê tông liên thôn vào tận trang trại để việc sản xuất của xưởng thuận lợi.

 
anh tin bai

Anh Chỉnh và gia đình đã đầu tư bạc tỷ với hi vọng xưởng chế biến tinh dầu quế sẽ phát triển hiệu quả trên vùng nguyên liệu quế dồi dào khu vực hạ huyện Bắc Hà

anh tin bai

        Mô hình trang trại của gia đình anh Lý Văn Chỉnh, xã Cốc Lầu là mô hình kinh tế mới có quy mô lớn,  hiện đại, phù hợp với địa phương vốn là vùng nguyên liệu quế lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn. Từ năm 2020 đến nay, mô hình kinh tế của gia đình đã thu hút nhiều lao động địa phương, nhất là thanh niên, trung bình theo thời vụ trên 20 lao động với mức lương từ 6-10 triệu đồng/tháng, trong đó có 15 lao động thường xuyên, anh Lý Văn chỉnh, đoàn viên thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu cho biết thêm: ‘Mình mở trại và xưởng chủ yếu thuê lao động là thanh niên trẻ trong xã, thôn. Mức thấp nhất là 6,5 triệu đồng/tháng đối với lao động thu gom quế, còn cao nhất từ 10-15 triệu đồng đối với lái xe, máy xúc. Mình có công việc, an hem, bạn bè thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định không phải đi xa làm thuê. Tiện nhà có máy xúc, xe tải, thỉnh thoảng đường giao thông trong thôn, xã bị sạt lở vào mùa mưa mình giúp dọn dẹp, vận chuyển không tính tiền để thuận lợi việc đi lại và tham gia đóng góp đầy dủ các khoản quỹ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

         Đưa chúng tôi đi thực tế, khi được hỏi về tấm gương đoàn viên Lý Văn Chỉnh, chi đoàn thôn Kho Vàng,  anh Bàn Hữu Quý, Bí thư Đoàn thanh niênCốc Lầu tự hào  cho biết; “anh chỉnh sinh ra trong gia đình có điều kiện trong thôn, xã song không ỷ lại, tích cực học tập và có bằng cử nhân nông- lâm nghiệp. Nhận thấy nhà và thôn, xã có điều kiện phát triển kinh tế trang trại VACR, anh Chỉnh bằng kiến thức đã học lại dám nghĩ, dám làm, thuyết phục gia đình đầu tư mở xưởng chế biến tinh dầu và chăn nuôi cá thương phẩm với quy mô lớn, bước đầu đem lại hiệu quả đã giúp giải quyết việc làm cho lao động thanh niên địa phương. Bên cạnh đó anh còn tích cực tham gia các phong trào Đoàn thanh niên tại địa phương. Đây thực sự là tấm gương sáng đã và đang được Đoàn xã tuyên truyền, nêu gương nhân rộng góp phần thúc đẩy phong trào Đoàn thanh niên, nhất là phong trào thanh niên khởi nghiệp…

          Mô hình kinh tế của gia đình đoàn viên Lý Văn Chỉnh, thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu là cách làm mới hứa hẹn thành công góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn,  nhất là lực lượng thanh niên trẻ, khỏe. Qua đó góp sức cùng Chính quyền xã Cốc Lầu nỗ lực  giảm nghèo bền vững, phấn đấu giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, hướng tới xã nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao bên dòng sông chảy thơ mộng khu vực hạ huyện vùng cao Bắc Hà đang chuyển mình mạnh mẽ./.

Bài, ảnh: Tráng Xuân Cường
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1