TRẺ EM SINH RA TỪ NHỮNG NGƯỜI MẸ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN, THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
Lượt xem: 1142

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẮC HÀ

 

TRẺ EM SINH RA TỪ NHỮNG NGƯỜI MẸ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN,

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

 

Tạo hóa ban tặng cuộc sống món quà đẹp nhất dành cho phụ nữ là cơ hội mang thai và sinh đẻ. Thời điểm mang thai tốt nhất là khi người phụ nữ đã chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức, thể chất, khả năng sinh sản, tinh thần, tài chính và trách nhiệm làm mẹ. Mỗi người sẽ mang những đặc thù riêng. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu và thực tế đều chỉ ra rằng, 20 - 35 là độ tuổi vàng để làm mẹ, không nên sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35.

I. THỰC TRẠNG

Tại tỉnh Lào Cai, thực tế cho thấy rằng nhiều trẻ em được sinh ra từ những người mẹ còn rất trẻ, đang là học sinh trung học phổ thông, thậm chí là học sinh Trung học cơ sở, đa số tại các xã vùng cao, biên giới của tỉnh. Theo thống kê chuyên ngành Dân số và Phát triển năm 2021 số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi (trong độ tuổi vị thành niên) năm 2021 là 1.956 trẻ /11.070 trẻ được sinh ra trong toàn tỉnh chiếm 17,67% (dân tộc Mông chiếm 60,22%, dân tộc Dao chiếm 17,12%, dân tộc Tày chiếm 8,23%, còn lại các dân tộc khác chiếm 14,43%); số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 18 tuổi là 812 trẻ chiếm tỷ lệ 7,35%. Các huyện có tỷ lệ trẻ em sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi cao như Bắc Hà 25,29%, Si Ma Cai 25,07%, Bát Xát 21,57%); trong 4 tháng đầu năm 2022 số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi 547 trẻ/3.024 trẻ sinh ra toàn tỉnh chiếm 18,09% có nghĩa là cứ 100 trẻ sinh ra thì có trên 18 trẻ sinh ra từ bà mẹ độ tuổi dưới 20 (Chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 92,5%: Trong đó dân tộc Mông chiếm 63,35%, dân tộc Dao chiếm 16,45%, dân tộc Tày chiếm 9,14%,  còn lại các dân tộc khác chiếm 11,06%); số trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 18 tuổi là 257 chiếm 8,5%. Nhiều huyện tình trạng trẻ sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi cao như (Bắc Hà 28,72%, Si Ma Cai 27,69%, Bảo Yên 20,98%, Mường Khương 19,75%, Văn Bàn 18,49%).

II. NGUYÊN NHÂN

1. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là công tác truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên chưa liên tục, kịp thời, phương thức truyền tại nội dung chưa phong phú. Từ đó khả năng tiếp cận các nguồn thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ vị thành niên rất hạn chế.

2. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), bao gồm cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho vị thành niên còn chưa được phổ biến rộng rãi. Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng cao trong lứa tuổi từ 15 đến 19 và đặc biệt trong nhóm phụ nữ chưa lập gia đình nhưng có sinh hoạt tình dục, tiếp cận với các dịch vụ SKSS/KHHGĐ không dễ dàng; nhất là ở vùng nông thôn và các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhiều chương trình về chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên mặc dù được triển khai rộng rãi trong những năm gần đây, nhưng phần lớn chỉ tập trung vào những đối tượng là cặp vợ chồng chứ chưa chú ý đến đối tượng vị thành niên.

3. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến các em sinh con tuổi này ở độ tuổi này tăng như hiện nay là do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, chưa hình dung hậu quả; nhà trường đã đề cập đến giáo dục sức khoẻ sinh sản, nhưng chưa được thường xuyên và liên tục, những lớp học, mô hình, câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy các em không có các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu về vấn đề này. 

4. Phim ảnh và các trang mạng xã hội hiện nay hình ảnh, nội dung liên quan đến vấn đề tình dục quá nhiều không kiểm soát; song không nhiều nội dung đề cập đến những hậu quả và chưa có định hướng và giải pháp cụ thể rõ ràng, răn đe, cảnh báo các em. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạn sinh con ở lứa tuổi vị thành niên cao.

5. Một số cấp uỷ, đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ, đời sống, xã hội của vị thành niên, công tác tuyên truyền, vận động chia sẻ thông tin về Luật, pháp lệnh, pháp luật liên quan đến dân số/sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ chưa được thường xuyên liên tục đến gia đình có vị thành niên và bản thân vị thành niên chưa thấm và ngấm;  xử lý vấn nạn tảo hôn, ép hôn tại địa phương chưa triệt để còn nể nang tình làng nghĩa xóm, chưa đủ sức răn đe, công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên tại địa phương chưa được thực hiện tốt .

III. HẬU QUẢ

1. Về phía mẹ

- Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân người mẹ và con trẻ; người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ và còn ảnh hưởng đến tâm lý.

- Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân thì nhiều em chưa đủ tuổi vi phạm luật Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, hoặc sinh con bản thân các em gái sẽ mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con. Vì các em chưa được thường xuyên tuyên truyền và giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục một cách toàn diện; không được tiếp cận và cung cấp đầy đủ các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ/kế hoạch hoá gia đình thì vấn đề mang thai ngoài ý muốn và làm mẹ ở tuổi vị thành niên vẫn tiếp tục là chủ đề nóng chưa đến hồi kết thúc.

2. Về phía con

- Trẻ em sinh ra của phụ nữ tuổi vị thành niên thường tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, chậm phát triển về thể chất và tinh thần, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ ra thường nhẹ cân hơn so với trẻ khác (do mẹ thiếu kiến thức chăm sóc bản thân và kiến thức nuôi con, điều kiện kinh tế hạn chế).

- Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ tuổi vị thành niên có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển..., nhiều em bé sinh ra từ ông bố bà mẹ chưa đủ tuổi kết hôn trong giấy khai sinh không có tên bố hoặc có bà mẹ không làm giấy khai sinh cho con, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ như chăm sóc y tế…

 

3. Về phía gia đình và xã hội

- Những người mẹ ở tuổi vị thành niên, hầu hết chưa có công ăn, việc làm cuộc sống phụ thuộc và cha, mẹ và gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dẫn đến cuộc sống gia đình gặp khó khăn, nếu lập goa đình nhiều cặp li hôn khi về ở với nhau thời gian ngắn.

- Thời gian sinh sản dài, dẫn đến sinh nhiều con ảnh hưởng đến dân số, mức sinh cao và đói nghèo, chất lượng dân số thấp.

- Trẻ em thường ốm đau, bệnh tật, còi xương…dẫn đến bệnh viện phải chi trả tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh cho những đối tượng này.

IV. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin về kiến thức chăm sóc sức khoẻ cho vị thành niên bằng các hình thức gián tiếp như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội như zalo, tiktok, facebook…; bằng các hình thức tực tiếp như: Tuyên truyền miệng, sân khấu hoá các nội dung, thông tin, kiến thức cho các đối tượng dễ nghe và dễ hiểu.

2. Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, những người có uy tín trong cộng đồng và những người có ảnh hưởng trong xã hội chăm lo, hỗ trợ cho vị thành niên, huy động đa dạng nguồn lực để tổ chức truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số/KHHGĐ cho vị thành niên.

3. Đưa các quy định phòng chống tảo hôn vào hương ước, quy ước của cộng đồng; kịp thời nắm bắt các trường hợp có biểu hiện tảo hôn để ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi, vị phạm về phòng chống tảo hôn trên địa bàn.

4. Có chính sách hỗ trợ truyền thông về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tình dục cho vị thành niên; các hoạt động của câu lạc bộ giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện, xã có tỷ lệ trẻ em sinh ra của phụ nữ dưới 20 tuổi cao; có chính sách khuyến khích của cộng đồng không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại địa phương.

5. Cung cấp thông tin, kiến thức kỹ năng cho cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên và các thầy cô giáo tạo môi trường thân thiện, phát huy vai trò của gia dình và nhà trường hướng dẫn, chỉ bảo vị thành niên tiếp cận các dịch vụ dân số, dịch vụ KHHGĐ thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

6. Khuyến khích các sáng kiến trong xây dựng và thực hiện các mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên; bảo đảm vị thành niên có thể tiếp cận đến các mô hình này tại nhà trường, cộng đồng và các công ty, khu công nghiệp.

7. Nhà trường cần có nhiều các hoạt động, sôi nổi, các môn năng khiếu thu hút được các em học sinh tham gia; tuyên truyền tác động sâu sắc đến nhận thức của học sinh về công tác tư vấn hướng nghiệp ngày từ khi còn là học sinh trung học cơ sở để các em tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình; hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên); các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, hạn chế các em phải dừng việc học sau khi hết cấp THCS. Để từ đó các em có động lực hứng thú và có mục tiêu học tập hôm nay, giảm thiểu bỏ học lấy vợ, lấy chồng sinh con sớm ở tuổi vị thành niên./.

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1