Thầy giáo mầm non vùng cao: ‘Không ngại gì, chỉ sợ… múa không dẻo’
Lượt xem: 410

         Hình ảnh các cô giáo mầm non khéo léo, hát hay, múa dẻo từ lâu đã rất thân quen. Nhưng ở điểm trường thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ lại có một người thầy đặc biệt, thầy Hoàng Văn Lưu, đang ngày ngày miệt mài gieo ươm những mầm non nơi vùng cao còn đặc biệt khó khăn này.

anh tin bai

Điểm trường Mầm non Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ

         Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non Phú Thọ, với nhiệt huyết cống hiến của tuổi trẻ, thầy Lưu không ngần ngại nộp hồ sơ xin vào ngành GDĐT huyện Bắc Hà, năm 2013 thầy Lưu được phân công giảng dạy tại trường Mầm non xã Bản Già, sau khi hai xã Bản Già và Tả Củ Tỷ sáp nhập, thầy Lưu được luân chuyển phụ trách điểm trường Mầm non thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ. Với đặc thù của bậc học mầm non, người giáo viên không chỉ dạy học, còn đảm nhiệm việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là phần việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo và thường được giáo viên nữ đảm nhiệm. Tuy vậy, 2 năm qua tại điểm trường thôn Sông Lẫm thầy Lưu vẫn ngày ngày lặng lẽ, miệt mài dành tình yêu thương để chăm sóc, dạy dỗ những lớp trẻ mầm non nơi đây. Thầy giáo Hoàng Văn Lưu, điểm trường Mầm non thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ chia sẻ: Như tôi là Nam giới lên việc dạy ở cấp học mầm non cũng gặp nhiều khó khăn sơ với đồng nghiệp nữ. Cụ thể như trong công tác trang trí lớp học, dạy múa, dạy hát không dẻo bằng cô giáo. Bên cạnh đó việc giúp các em học sinh, nhất là học sinh nữ vệ sinh cá nhân còn nhiều bất tiện. Chúng tôi dạy ở những điểm trường khó khăn, chỉ mong là ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến việc học của con em mình, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ…

anh tin bai

Như bao ngày sáng sớm thầy Lưu đã đợi để đón các em học sinh vào lớp

           Nằm biệt lập giữa vùng rừng núi thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ, thôn chỉ có 62 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Nùng, điểm trường này có 27 học sinh từ 2 -5 tuổi. Với đặc thù địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, trình độ dân trí, đời sống của người dân nơi đây còn thiếu thốn; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường còn thấp. Xuất phát từ tình yêu nghề, mến trẻ, thương những đứa trẻ vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi, thầy giáo Hoàng Văn Lưu đã tình nguyện lên cắm bản, dạy học. Những ngày đầu mới về nhận cộng tác thầy Lưu đã cùng với chính quyền địa phương và người có uy tín trong thôn trèo đèo, lội suối, vượt qua những khó khăn đến từng nhà dân tuyên truyền, vận động đồng bào đưa con em đến lớp học tập. Chính sự kiên trì và bằng tình cảm chân thành, sự gần gũi, sâu sát của thầy, bà con dân bản dần dần hiểu, đồng tình, ủng hộ và yên tâm gửi gắm các con cho thầy Lưu dạy dỗ. Việc tuyên truyền vận động người dân đưa con em đi học đã được khắc phục, thì trong qua trình dạy học thầy Lưu lại gặp phải khó khăn về ngôn ngữ, và trong sinh hoạt, nuôi dạy trẻ. Nhưng với lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ thầy Lưu luôn vững niềm tin với quyết định của mình và mong đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp các em vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn này biết cái chữ, hy vọng sau này cuộc sống của các em đỡ vất vả hơn.

anh tin bai

Buổi học của ngày mới

         Hơn 20 năm gắn bó với điểm trường thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ, thầy Lưu đã coi đồng bào dân tộc nơi đây và những trẻ em nơi này là người thân, ruột thịt của mình. Ban ngày, thầy cần mẫn, kiên trì chăm lo cho các cháu. Khi màn đêm tĩnh mịch buông xuống, thầy Cường lặng lẽ, tỷ mẩn sáng chế ra những vật dụng đồ chơi học tập ngộ nghĩnh, bắt mắt, tạo hứng khởi và thích thú cho con trẻ trong mỗi giờ lên lớp. Dành hết quỹ thời gian của mình cho trẻ, niềm vui còn lại cuối ngày với thầy là được nghe giọng nói quen thuộc của người thân ở quê nhà, trong sự chập chờn lúc có lúc mất của sóng điện thoại. Giản dị thế nhưng đó là cả một sức mạnh tinh thần để thầy giáo Lưu gắn bó hơn với sự nghiệp giáo dục ở vùng khó khăn này. Từ sự chăm sóc, dạy dỗ tận tình, chu đáo của thầy Lưu, những đứa trẻ nơi đây đã biết được con chữ, con số, biết múa hát và tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Sự tự tin và tiến bộ của lớp lớp học trò chính là động lực lớn lao nhất để thầy giáo Hoàng Văn Lưu tiếp tục nỗ lực, cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Ông Thào Seo Thề, Bí thư Đảng ủy xã Tả Củ Tỷ cho biết: "Sau khi các trường học, các phân hiệu được xây dựng khang trang phụ huynh ở đây rất là yên tâm cho con em đi học. Tỷ lệ học sinh chuyên cần ở các trường đều rất là cao, từ cái tỷ lệ chuyên cần cho thấy chất lượng giáo dục ơ các nhà trường đã được nâng lên. Giờ đây không còn cảnh thầy cô giáo phải đi vận động học sinh ra lớp như cách đây 10 năm…"

anh tin bai

Phụ huynh học sinh quan tâm hơn tới việc học của con em mình

         Điểm trường Mầm non Sông Lẫm nằm giữa điệp trùng núi non, ngày ngày dưới sự dìu dắt, dạy dỗ của thầy giáo Hoàng Văn Lưu, những âm thanh trong trẻo từ lời ca, tiếng hát, câu chuyện kể của con trẻ nơi xã đặc biệt khó khăn này vẫn vang lên rộn rã, tươi vui. Cuộc sống của người dân thôn Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ đang bừng sáng mỗi ngày với những gam màu mới. Thấp thoáng trong diện mạo mới của bản làng có bóng dáng của một người thầy vẫn lặng lẽ để “ươm” những mầm xanh trên núi, mang ánh sáng của Đảng đến với người dân nơi đây./.

Lê Hiếu
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1