ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 10 (khóa XIV), Quốc hội nước Công hòa
xã hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 133/2020/QH14 về Ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Đây là sự kiện chính trị, có ý
nghĩa quan trọng đối với cử tri cả nước nói chung, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ
nói riêng; là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp
Nhân dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả
nước tại Quốc hội khóa XV và các đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương tại
Hội đồng dân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI
VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
I. QUỐC HỘI
- Vị trí, vai trò của Quốc hội
Điều 69, Hiến pháp
năm 2013 quy định:
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp,
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội
Điều 70, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa
đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc
tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và
cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ
cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ
quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các
khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định
dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo
của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc
gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội
thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch
nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán
nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành
viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ
của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định đại xá;
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân,
hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy
chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định
về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an
ninh quốc gia;
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê
chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên
quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan
trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định trưng cầu ý dân.
3. Nhiệm kỳ Quốc hội
Điều 71, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc
hội khóa mới phải được bầu xong.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút
ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ
trường hợp có chiến tranh.
4. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội
Điều 79, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước.
- Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu
sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của
cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc
và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu
cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
- Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực
hiện Hiến pháp và pháp luật.
Điều 80, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ
họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ
họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
cho trả lời bằng văn bản.
- Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của
cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách
nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật
định.
5. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
Điều 26, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định:
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các
kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn đại
biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội.
- Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội
đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự các phiên họp, tham
gia các hoạt động khác của Hội đồng, Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên.
- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm
tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban
thường vụ Quốc hội triệu tập.
II. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân
Điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Khoản 1, Điều 6, Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân
do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 115, Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động
của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri;
xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân
có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của
Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý
nhà nước.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án
nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội
đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở
địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại
biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Khoản 2, Điều 6, Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 quy định:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa
phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại
biểu của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận
và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân
Điều 10, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
quy định:
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm,
kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết
nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân
dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
- Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm
kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu
làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến
ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
- Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng
nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm
nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
4. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân
Điều 78, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy
định:
- Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.
Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ
họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu
nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của
nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân họp bất
thường khi Thường trực Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
- Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu
cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công
việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười
phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội
đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội
dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm
theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký
tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại
diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
- Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp
cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại
biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín.
5. Cơ cấu, tổ chức Hội đồng nhân dân
a) Cấp tỉnh
Khoản 8, Điều 2, Luật số
47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 “sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 quy định:
- Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng
nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn
dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì
cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá
bảy mươi lăm đại biểu;
+ Tỉnh không thuộc
trường hợp quy định tại trên, có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi
đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm
một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu
Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt
động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban
kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu
chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó
Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân
tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng
nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban
có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại
biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng
ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách.
b) Cấp huyện
Khoản 9, Điều 2, Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019
“sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
số 77/2015/QH13 quy định:
- Hội đồng nhân dân huyện gồm các
đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra. Việc xác định tổng số đại
biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Huyện miền núi, vùng cao, hải
đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên
bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm bảy nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng
tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
+ Huyện không thuộc trường
hợp trên, có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại
biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm
một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
+ Số lượng đại biểu Hội đồng nhân
dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng
ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể
là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.
c) Cấp xã
Khoản 10, Điều 2, Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019
“sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
số 77/2015/QH13 quy định:
- Hội đồng nhân dân xã gồm các
đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Việc xác định tổng số
đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải
đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải
đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba nghìn dân được bầu mười chín đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải
đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân được bầu hai mươi mốt đại biểu; có
trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng
tổng số không quá ba mươi đại biểu;
+ Xã không thuộc trường hợp trên,
có từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm
nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng
tổng số không quá ba mươi đại biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân
xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy
viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã
là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Phần 2
NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CUỘC BẦU CỬ
QUỐC HỘI KHÓA XV
VÀ ĐẠI BIỂU HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
NHIỆM KỲ 2021 –
2026
I. MỤC
ĐÍCH, Ý NGHĨA
1. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào
ngày Chủ nhật, 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm
lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong bối cảnh công cuộc
đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình
thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến
lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Các thế
lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng
và nhân dân ta.
3. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được Đảng, Quốc hội, Chính phủ
xác định là những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống
chính trị trong năm 2021; được tổ chức bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp
luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; tạo điều kiện
thuận lợi nhất để Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình.
II. QUAN ĐIỂM LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
1. Chỉ thị số 45-CT/TW
Ngày 20/6/2020, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhâ dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 – 2026, trong đó yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình
đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
2. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo
đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công
tác cán bộ. Gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ
với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất,
đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu
chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kiên quyết không giới thiệu
ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không
xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo
đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất
đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.
3. Phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu
chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại
biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500
đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình luật
định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Các cấp uỷ đảng tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hiệp thương giới
thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử, bảo đảm các điều
kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy
định của pháp luật.
5. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cụ thể, chặt
chẽ các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn
vị phụ trách tổ chức bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử
đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người ứng cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; việc tuyên truyền, vận động
bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định cụ thể đối với việc tự ứng cử,
phải có quy trình thật chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy
định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh
tình trạng "vận động" không lành mạnh; khắc phục hiệu quả những hạn
chế, khuyết điểm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các khoá gần đây.
6. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng
của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ
máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch,
vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực
và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử; mỗi cán
bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân
dân tích cực tham gia bầu cử.
7. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây
dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải
quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn
mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh
chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng
bầu cử để gây rối. Có các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên
tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.
8. Các tỉnh uỷ, thành uỷ thành lập ban chỉ đạo để
lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, làm tốt công tác giới thiệu người ứng cử ở
địa phương, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình
chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp ở địa phương.
9. Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ,
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử
quốc gia, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực
hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức
bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp thành công tốt đẹp.
2. Văn bản hướng dẫn thực hiện
- Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 do Bộ Chính trị ban hành;
- Kế hoạch 4711/KH-BTTTT ngày 16/11/2020 về công tác thông tin, tuyên
truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Nghị quyết 133/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Quốc hội
ban hành;
- Thông tư 102/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 hướng dẫn về việc lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành;
- Hướng dẫn 13-HD/UBKTTW ngày 02/12/2020 về giải quyết tố cáo, khiếu nại
về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp do Ủy ban kiểm
tra Trung ương ban hành;
- Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về dự kiến số lượng, cơ cấu,
thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
- Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 hướng dẫn về việc tổ chức hội
nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở
thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách
người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung
do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
- Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 hướng dẫn việc xác định dự kiến
cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành;
- Thông tư 1/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ
chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ Nội vụ ban hành;
- Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do
Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Nghị quyết liên tịch
09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày
15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu
Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ủy
ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành;
- Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG ngày 18/01/2021 hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu
phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác
bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 do Hội đồng bầu cử Quốc hội ban hành;
- Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG ngày 19/01/2021 về triển khai công tác bầu cử
Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 do Hội đồng bầu cử Quốc gia ban hành;
- Hướng dẫn 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 về công tác nhân sự đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do
Ban Tổ chức Trung ương ban hành;
- Thông tri 13/TT-MTTW-BTT ngày 19/01/2021 hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ban hành;
- Hướng dẫn 169-HD/BTGTW ngày 20/01/2021 về tuyên truyền cuộc bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành;
- Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 về bổ sung kinh phí bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
(đợt 1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Nghị quyết
64/NQ-HĐBCQG ngày
03/3/2021 về số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu
Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành.
III. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG
CÔNG TÁC BẦU CỬ
Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ban hành ngày 25/6/2015
1. Quốc hội quyết định ngày bầu cử
toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian
giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ
chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Ủy ban thường vụ
Quốc hội thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu;
xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc
hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người
được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho
việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.
4. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực
hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện
pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu
cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện
cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ
chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
6. Ủy ban bầu cử ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tại địa
phương; Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã,
phường, thị trấn tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tương ứng; các
Ban bầu cử, Tổ bầu cử thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
7. Thường trực Hội đồng nhân dân
dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình;
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám
sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định của Luật này và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
8. Cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo điều kiện để
các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
IV. TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU
THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1. Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
Ngày 20/01/2021, Ban Tổ
chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 36-HD/BTCTW về công tác nhân sự đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026,
như sau:
- 1.1.Đối với đại biểu Quốc hội
a) Tiêu chuẩn chung
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội
phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ
chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu
thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa
quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn,
có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ
đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng
của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của
Quốc hội.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm,
lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách,
xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự
kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy
định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị,
tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra,
kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy
ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số
126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa
được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người
chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.
b) Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu
Quốc hội chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu do Trung ương quy định.
1.2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
a) Tiêu chuẩn chung:
- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm
các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức
chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp,
phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên
môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm
vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân
dân tín nhiệm.
- Người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung
phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng
chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt
động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự
kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy
định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính
trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh
tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để
xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy
định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị
chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những
người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
b) Ngoài các
tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các yêu cầu do Trung ương quy định.
2. Số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
Nghị quyết số 1185/NQ-BTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy
Ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc
hội khóa XV quy định như sau:
2.1. Số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội là
500 người.
Trong đó:
a) Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207
đại biểu (chiếm 41,4%), gồm:
- Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (2,0%).
- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu (0,6%).
- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung
ương): 133 đại biểu (26,6%).
- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).
- Lực lượng vũ trang:
+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và
lĩnh vực trọng yếu):
12 đại biểu (2,4%);
+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).
- Tòa án nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).
- Kiểm toán nhà nước: 01 đại biểu (0,2%).
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên:
29 đại biểu (5,8%).
(b) Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại
biểu (chiếm 58,6%), gồm:
* Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%),
là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ giới
thiệu người ứng cử, gồm:
- Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).
- Đại biểu Quốc hội hoạt động
chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương
có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 09 đại biểu (1,8%)
- Công đoàn : 06 đại biểu (1,2%).
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu
(1,0%).
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).
- Hội Nông dân Việt Nam: 05 đại biểu (1,0%).
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 03 đại biểu (0,6%).
- Đại biểu tôn giáo: 06 đại biểu (1,2%).
- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy
Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%).
- Công an: 09 đại biểu (1,8%).
- Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp:
13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân
dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.
- Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện
nghiên cứu, đại học, học viện, ...): 06 đại biểu (1,2%).
- Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản
xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).
* Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu
gồm 73 đại biểu (14,6%), là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu
biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã
hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức thành viên...Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp
lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.
2.2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
Nghị quyết số 1187-NQ/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ
cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026, quy định:
a) Số lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
* Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
được bầu ở mỗi đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương và các cơ sở sau đây:
- Dân số của từng đơn vị hành chính để làm căn cứ xác
định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu được xác định theo số liệu
thống kê dân số do cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố tại thời điểm gần nhất
tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020;
- Việc xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao,
hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn
cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân
tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn
hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định
đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin
điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn) chậm nhất là ngày 01 tháng 02 năm 2021.
* Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách ở từng đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của Luật Tổ
chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm
2020 của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ
chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết số
131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô
thị tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đối với cấp tỉnh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách
giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa
là 02 người, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên ở mỗi
Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 04 người.
- Đối với thành phố Đà Nẵng, số lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân thành phố tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội
đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người;
- Đối với cấp huyện, số lượng đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách
giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa
là 02 người;
- Đối với cấp xã, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 01 người.
b) Cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được
giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 58
của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,
sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và Ủy ban nhân dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số
lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính
cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng
cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp mình.
- Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 58
của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, sau khi thống
nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân
dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các thôn, tổ dân phố, đơn vị sự
nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp mình.
- Việc dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số
lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị
hành chính phải bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; coi trọng
chất lượng, lựa chọn đại biểu là những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức,
uy tín, trí tuệ; đồng thời bảo đảm cơ cấu hợp lý trong các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp
huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh
tế trên địa bàn; có đại diện của các thành phần xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo,
độ tuổi và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm có ít nhất là 35% tổng số người trong danh
sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; phấn
đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Bảo đảm tỷ lệ hợp lý người trong danh sách chính
thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân
tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Quan tâm
đến những dân tộc thiểu số trong nhiều khóa chưa có người tham gia vào hoạt
động của Hội đồng nhân dân;
+ Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người
được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) không thấp hơn 15%
tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên đại biểu Hội đồng
nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 -
2026 ở từng cấp;
+ Giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ 2016 -
2021;
+ Việc phân bổ người được giới thiệu ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại các đơn vị bầu cử phải bảo đảm công
bằng, bình đẳng; bảo đảm tương quan hợp lý với tỷ lệ dân số giữa các đơn vị
hành chính trực thuộc, giữa các thôn, tổ dân phố.
3. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân.
Như vậy, tính đến ngày 23/5/2021, công dân nước ta
phải đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử (bỏ phiếu), đủ 21 tuổi trở lên mới
có quyền ứng cử.
4. Ngày
bầu cử
Tại kỳ họp thứ 10 (khóa XIV), Quốc hội nước Công hòa
xã hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 133/2020/QH14 về Ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
V. CỬ TRI VÀ DANH SÁCH CỬ TRI
1. Cử tri
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu
cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và có
quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không
còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo pháp luật Việt Nam, cử tri
phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ những người mất trí, người
bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị giam giữ, cải tạo
và người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử.
Cử trí được ghi tên trong danh sách cử tri; theo quy
định của pháp luật hiện hành, danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn lập theo các khu vực bỏ phiếu và phải được công bố chậm nhất là ba
mươi ngày trước ngày bầu cử. Chỉ có người có tên trong danh sách cử tri mới
được bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Danh sách cử tri
a) Nguyên tắc lập danh sách cử tri
Điều 29, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào
danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp “ Người đang
bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang
chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi
dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử
tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm
trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang
nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong
khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến
trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp
xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách
cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc
bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người
đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Những trường hợp
không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri
Điều 30, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong
thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được
hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào
danh sách cử tri.
- Người thuộc các trường hợp “Người đang bị tước quyền
bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị
kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình
phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì
không được ghi tên vào danh sách cử tri” nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ
phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực
hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri
theo quy định.
- Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được
niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi
thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách
cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào
danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi
khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh
sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa
tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại
nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện.
- Cử tri “là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người
đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”, nếu đến
trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian
giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri
ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ
sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà
đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình
phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã
xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
c) Thẩm quyền lập danh sách cử tri
Điều 31, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
- Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã
lập theo từng khu vực bỏ phiếu. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã,
thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử
tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
- Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang
nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa
vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ
khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị
cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở
nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay
vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ
“Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.
d) Niêm yết danh sách cử
tri
Điều 32, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập
danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân
dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng
thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
e) Khiếu nại về danh
sách cử tri
Điều 33, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai
sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền
khiếu nại với cơ quan lập danh, sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải
ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được
khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người
khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả
giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải
quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về
tố tụng hành chính.
g) Bỏ phiếu ở nơi khác
Điều 34, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử,
nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi
tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi mình, đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung
tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy
chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri
tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “Bỏ phiếu
ở nơi khác”.
3. Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu
a) Nguyên tắc bỏ phiếu
Điều 69, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc
hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi
cấp Hội đồng nhân dân.
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không
được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ
người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí
mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu
được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật
không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu
đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực
hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp
hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà
trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức
khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì
Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực
hiện việc bầu cử.
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả
thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi
phiếu bầu khác.
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm
đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
b) Thông báo về thời gian bầu cử, nơi bỏ
phiếu
Điều 70, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử
phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời
gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin
đại chúng khác của địa phương.
c) Thời gian bỏ phiếu
Điều 71, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ
tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt
đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc
muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
- Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm
phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
- Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục.
Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì
Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến
cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp
cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
e) Bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu
Điều 72, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ
phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử
quốc gia xem xét, quyết định.
---------------------------------------