Quy chế Quản lý quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị Thị trấn du lịch Bắc Hà và vùng phụ cận - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 283

QUY CHẾ

Quản lý quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị Thị trấn du lịch Bắc Hà và vùng phụ cận - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai

(Ban hành kèm theo Quyết định số:  04/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 của UBND huyện Bắc Hà)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

 Điều 1. Đối tượng áp dụng

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng bản Quy chế này.

- Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND Thị trấn và UBND các xã phụ cận giúp UBND Huyện hướng dẫn việc quản lý đô thị theo đúng quy định tại văn bản này.

- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế này cho phép.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

Tổng diện tích quy hoạch 830 ha trong đó: Thị trấn Bắc Hà 150 Ha, xã Na Hối 180 ha,  xã Tà Chải 250 Ha, xã Bản Phố 50 ha, xã Lầu Thí Ngài 200 ha.

- Phía bắc giáp với xã Bản Phố và xã Lầu Thí Ngài

- Phía nam giáp với xã Na Hối

- Phía đông giáp với xã Tà Chải

- Phía tây giáp với xã Hoàng Thu Phố, Na Hối

- Vùng Thị trấn du lịch Bắc Hà: ( Theo Quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 45/2003/QĐ-UBND ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chung Thị trấn du lịch Bắc Hà và vùng phụ cận đến 2020; Các Quyết định quy hoạch chi tiết và điều chỉnh quy hoạch khác có liên quan ).

- Vùng phụ cận Thị trấn gồm:

+ Trục đường bệnh viện đến ngã ba đường rẽ sang UBND xã Na Hối

+ Trục đường đi Na Hối qua UBND xã Na Hối và tiếp nối đường đi Bản Phố và đoạn từ khu vực trường đào tạo bồi dưỡng và chạy dọc theo đường liên thôn đến trường mầm non Na Hối I.

+ Khu vực từ cầu trắng ( Ao sen cũ ) chạy trên đường ĐT153 đến hết khu vực thôn Tả Hồ và đoạn từ cầu trước nhà Hoàng A Tưởng dọc theo tuyến đường tránh Thị trấn đến khu vực Tả Hồ.

+ Khu vực từ chân núi Ba mẹ con chạy dọc đến nhà văn hoá xã Tà Chải trở về phía Thị trấn.

+ Từ cầu trắng ( Cây xăng của TNHH Anh Nguyên ) đến khu vực ngã ba Km1 và khu vực từ ngã ba Km1 chạy dọc theo đường vành đai Nghĩa trang - Na Lo

 

Chương II

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

 Điều 3. Công bố quy hoạch xây dựng

1. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị:

a) Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức công bố đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị được duyệt thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý;

b) Nội dung công bố quy hoạch chung xây dựng đô thị theo quy định của người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:

a) Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thị trấn và các xã phụ cận có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện;

b) Nội dung công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: công bố toàn bộ nội dung quy hoạch và Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng của đồ án quy hoạch xây dựng.

3. Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:

a) Uỷ ban nhân dân xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn;

b) Nội dung công bố quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: công bố toàn bộ nội dung quy hoạch và Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng của đồ án quy hoạch xây dựng.

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, phòng Quản lý đô thị, UBND các xã, thị trấn theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng.

5. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng nếu vi phạm quy định về công bố quy hoạch thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Điều 4. Hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng

Tuỳ theo loại quy hoạch xây dựng, người có thẩm quyền công bố quy hoạch xây dựng quyết định các hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng như sau:

1. Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.

2. Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn đối với quy hoạch chi tiết xây dựng.

3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng có thể in ấn để phát hành rộng rãi.

Điều 5. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa

1. Căn cứ vào hồ sơ mốc giới, việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa bao gồm: Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng.

 Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày quy hoạch xây dựng được công bố thì việc cắm mốc giới phải được hoàn thành.

2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc chỉ giới:

a) Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do huyện quản lý;

b) Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với phòng Quản lý đô thị thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

3. Các mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định.

4. Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn có trách nhiệm bảo vệ các mốc giới thực địa.

5. Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí; di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng

1- Đối với quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch xây cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2- Đối với quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện.

Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm tiếp nhận và cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng ( gồm: địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, chứng chỉ quy hoạch xây dựng và các thông tin khác liên quan đến quy hoạch ) cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện.

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu.

Thời gian cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ khi có yêu cầu.

3. Người có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản phải chịu toàn bộ chi phí về tài liệu thông tin do mình yêu cầu.

4. Người có trách nhiệm cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu cung cấp.

Điều 7. Quản lý mặt bằng Quy hoạch

1. Kể từ ngày quy hoạch được công bố, UBND Huyện giao cho phòng Quản lý đô thị, UBND các Xã, Thị trấn tổ chức quản lý theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND các Xã, Thị trấn nơi có quy hoạch có trách nhiệm quản lý không để xảy ra tình trạng như: Tự ý di dời, phá hoại mốc giới, chỉ giới, lấn chiếm đất đai, phát sinh tài sản gắn liền với đất ( Trừ cây ngắn ngày ).

3. Các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo UBND Huyện để công bố kế hoạch thực hiện dự án, phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư theo quy định.

 

Chương III

QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Điều 8. Cấp giấy phép xây dựng công trình

1. Mục đích

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (dưới đây gọi chung là chủ đầu tư) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện.

- Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.

- Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.

2. Đối tượng xin phép xây dựng:

Tất cả các công trình trước khi tiến hành xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa nâng cấp, trùng tu tôn tạo chủ đầu tư đều phải xin giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xõy dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi cụng xõy dựng cụng trỡnh chớnh, bao gồm cụng trỡnh tạm của chủ đầu tư và công trỡnh tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đó được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến khụng đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xõy dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã cú thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xõy dựng cụng trỡnh đó cú thiết kế bản vẽ thi cụng được Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.     

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trỡnh;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cỏc cụng trỡnh: nhà mỏy xử lý rỏc thải, bói chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mương, …)  có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xó vựng sõu, vựng xa khụng vi phạm cỏc khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá.

k) Nhà ở riờng lẻ tại vựng sõu, vựng xa khụng thuộc đô thị, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

3. Về giấy phộp xõy dựng tạm: (Được quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chớnh phủ về quản lý dự ỏn đầu tư xây dựng công trỡnh )

a) Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đó cú quy hoạch xõy dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Căn cứ vào thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trỡnh được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lóng phớ nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phộp xõy dựng tạm phải ghi rừ thời gian cú hiệu lực của giấy phộp. Hết thời hạn cú hiệu lực của giấy phộp, nếu nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thỡ chủ cụng trỡnh xõy dựng phải tự phỏ dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trỡnh đó cú trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thỡ bị cưỡng chế và chủ cụng trỡnh xõy dựng phải chịu mọi chi phớ cho việc cưỡng chế.

4. Hồ sơ xin cấp giấy phộp xõy dựng:

4.1- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị và vùng phụ cận thuộc phạm vi áp dụng của quy định gồm:

a/ Đơn xin cấp giấy phộp xõy dựng (theo mẫu tại phụ lục số 2 kèm theo quy chế này ) do chủ đầu tư đứng tên.

b/ Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai cú cụng chứng, (trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có sơ đồ vị trí lô đất phải kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận).

c/ Giấy giới thiệu địa điểm đất và chứng chỉ quy hoạch xõy dựng cụng trỡnh (nếu cú).

d/ Hai bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế (1 bộ lưu cơ quan cấp phép xây dựng, 1 bộ trả cho chủ đầu tư) do đơn vị có đủ tư cách pháp nhân về tư vấn xây dựng thiết kế hoặc cỏ nhõn, hộ gia đình tự tổ chức thiết kế và tự chịu trỏch nhiệm, trên khổ giấy A3 đóng thành tập có bỡa sạch đẹp, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:

- Tổng mặt bằng định vị công trỡnh trờn lụ đất tỷ lệ 1/50 - 1/200, thể hiện cả mặt bằng, kích thước ngang của đường, hè phố và tên đường phố (nếu có), chỉ giới xây dựng. Vị trí, kích thước phải đúng với sơ đồ diện tích đất được cấp trong bìa đỏ và chỉ giới xây dựng quy định.

- Các mặt bằng của các tầng, mặt bằng móng, chi tiết móng, mặt bằng hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước thải từ bể tự hoại đến cống thoát nước chung của khu vực, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu cụng trỡnh.

- Đối với công trỡnh cải tạo, sửa chữa ngoài những giấy tờ trờn phải có giấy phép xây dựng, ảnh chụp hiện trạng khổ (20 x 30)cm cỏc mặt cụng trỡnh cú khụng gian liền kề trước khi cải tạo, sửa chữa và mở rộng.  

- Đối với việc cấp giấy phép xõy dựng tạm cú thời hạn thỡ trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trỡnh ngoài các tài liệu quy định trên chủ hộ gia đỡnh cũn phải cú giấy cam kết tự phỏ dỡ cụng trỡnh khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.

4.2- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở nông thôn      gồm:

a/ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu tại phụ lục số 3 kèm theo quy chế này ) do chủ hộ đứng tên.

b/ Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã.

- Sơ đồ tổng mặt bằng xây dựng cụng trỡnh trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà tự vẽ. (Sơ đồ mặt bằng theo phụ lục số 4 kèm theo quy chế này). Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải thể hiện rõ địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ.

4.3- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định:

Chủ đầu tư có thể xin cấp giấy phép xây dựng cho một công trình, một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.

a) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng cho một công trình:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu tại phụ lục số 5 kèm theo quy chế này), do chủ đầu tư đứng tên. Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.

- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai cú cụng chứng.

-  Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.

b) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu  tại phụ lục số 5 của quy chế này

- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở các công trình mà chủ đầu tư xin phép xây dựng.

5. Giấy phép xây dựng

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật xây dựng và theo các mẫu sau:

5.1. Giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị và vùng phụ cận theo mẫu tại phụ lục số 6 kèm theo quy chế này .

5.2. Giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở nông thôn theo mẫu tại phụ lục số 7 kèm theo quy chế này

5.3. Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định theo mẫu tại phụ lục số 8 kèm theo quy chế này

6. Thẩm quyền cấp giấy phộp xõy dựng cụng trỡnh

a) Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho UBND Huyện cấp giấy phộp xõy dựng cỏc cụng trỡnh nhà ở riờng lẻ đô thị và các công trình theo quy định phải cấp phép xây dựng bờn cỏc đường phố có mặt cắt ngang nhỏ hơn 12m ở  khu vực trung tõm thị trấn và ở cỏc xó phụ cận thuộc Quy hoạch được duyệt tại Quyết định số: 45/2003/QĐ-UNBD ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chung Thị trấn du lịch Bắc Hà và vùng phụ cận đến 2020. ( Trừ cỏc cụng trỡnh thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng và UBND xó cấp phộp).

Hồ sơ xin cấp giấy phép nộp tại phòng cơ chế một cửa của UBND Huyện hoặc UBND xã, Thị trấn nơi mình cư trú.

b) UBND các Xã phụ cận cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt ( trừ các khu vực nằm trong quy hoạch 830 ha được duyệt tại Quyết định số 45/2003/QĐ-UNBD ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Lào Cai ).

Hồ sơ xin phép xây dựng nộp tại bộ phận cơ chế một cửa của UBND xã.

c) Phòng Quản lý đô thị, UBND xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tham mưu và cấp giấy phộp xây dựng của mỡnh.

7. Thời gian cấp phộp

- Giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với nhà ở riêng lẻ đô thị, nhà ở nông thôn thỡ thời hạn cấp giấy phộp xõy dựng khụng quỏ 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp công trỡnh phải xử lý, gia cố đặc biệt cơ quan cấp phép có thể kéo dài thời gian để thẩm định nhưng không được quá 30 ngày theo quy định.

8. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng

- Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

- Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi được yêu cầu.

- Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng mà không thuộc trách nhiệm của người xin cấp giấy phép xây dựng, thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để làm rõ và xử lý.

 Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

- Giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ đô thị, nhà ở nông thôn  thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm. Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công trình xây dựng bị đình chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc phải dỡ bỏ.

- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép: Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã, Thị trấn đình chỉ xây dựng khi phát hiện có vi phạm. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp giấy phép xây dựng vẫn tiếp tục vi phạm thì thu hồi giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý.

- Thông báo cho cơ quan thẩm quyền có liên quan không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp giấy phép xây dựng.

9. Gia hạn giấy phép xây dựng

a) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.

b) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm:

- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng;

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

c)  Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d)  Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn giấy phép xây dựng.

10. Kiểm tra theo dừi việc cấp phộp xõy dựng

 - Khi tiến hành xõy dựng cụng trỡnh chủ đầu tư phải báo cáo phòng Quản lý đô thị, UBND xã, Thị trấn biết để cử cán bộ kiểm tra và xác định vị trí, định vị công trỡnh, cao độ nền. Chủ đầu tư phải treo biển báo tại công trường thi công ở vị trí dễ nhỡn, dễ đọc để tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, nội dung biển báo gồm: Yết báo phối cảnh công trỡnh; Số giấy phộp xõy dựng; Tờn, địa chỉ liên lạc và số điện thoại của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và chủ nhiệm thiết kế cụng trỡnh, đơn vị thi công, chỉ huy trưởng công trường; Tổng vốn đầu tư; Ngày khởi cụng và hoàn thành cụng trỡnh.

- Các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND Tỉnh, các Sở chuyên ngành trước khi khởi công 03 ngày Chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng với UBND Huyện nơi có công trình. ( Thông qua cơ chế một cửa ). Không quá 07 ngày UBND Huyện trả lời bằng văn bản.

- Sau 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy báo hoặc mời trực tiếp của chủ đầu tư mà cơ quan cấp phép không cử người đến thỡ chủ đầu tư được chủ động xây dựng công trỡnh, mọi sai sút gõy ra cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm.

- Mọi vi phạm trong việc xây dựng trỏi phộp và trỏi những nội dung ghi trong giấy phép hoặc thiết kế được duyệt đều bị xử lý vi phạm theo phỏp luật hiện hành.

- Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trỡnh chưa khởi công thỡ người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin ra hạn giấy phộp xõy dựng (Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan ra hạn giấy phép xây dựng). Hết thời hạn gia hạn cụng trỡnh vẫn chưa xây dựng thỡ khi xõy dựng phải xin cấp lại giấy phộp.

- Khi chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, phòng Quản lý đô thị, UBND xã, Thị trấn cấp phép xây dựng phải tổ chức kiểm tra hồ sơ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường  thuộc địa bàn quản lý, tiến hành thẩm tra hồ sơ cấp phép xây dựng cho cỏc chủ đầu tư theo quy định.

11- Điều chỉnh giấy phép xây dựng

a) Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi vào mục “ gia hạn, điều chỉnh” trong giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư.

b) Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

- Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp

- Bản vẽ thiết kế điều chỉnh

c) Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

12- Lệ phớ cấp phộp xõy dựng

 Chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng đều phải nộp lệ phí cấp phép theo quy định của UBND tỉnh Lào Cai về lệ phí cấp phép xây dựng.

13-  Thu phí xây dựng

 Phí xây dựng là khoản thu đối với chủ đầu tư xây dựng công trình để sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở từ cấp ba trở lên phân loại theo tiêu chí cũ ( Nhà ở trung tâm huyện lỵ, nhà ở các xã phụ cận thuộc quy hoạch 830 ha ) không phân biệt nguồn vốn.

Phí xây dựng được thu theo quy định UBND tỉnh Lào Cai về phí xây dựng.

Điều 9. Quy định cụ thể về chỉ tiêu xây dựng, chỉ giới xây dựng và cốt xây dựng trong khu vực thị trấn và các xã phụ cận. ( Theo phụ lục số 1 )

1. Đối với nhà ở liền kề ( nhà ở chia lô ) trên các trục đường phố, căn cứ vào hiện trạng nhà ở đã xây dựng của các hộ gia đình liền kề để làm cơ sở quyết định cho việc quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và được quy định như sau:

a) Khoảng cách từ chỉ giới đường đỏ của đường hoặc khoảng lùi theo quy hoạch đến mép tường, cột ( Mặt ngoài ) là ³ 0,9 m.( Được quy định cụ thể trong giấy phép xây dựng )

b) Diện tích chia lô theo giấy tờ: Từ 60 m2 đến 150 m2/lô

Xử lý các tồn tại:

+ Trường hợp: nếu phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 15m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng

+ Trường hợp nếu phần diện tích đất còn lại từ 15m2 đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng

+ Các trường hợp còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt và theo giấy phép xây dựng.

c) Mật độ xây dựng không quá 90% diện tích lô đất.

d) Cao độ nền nhà so với cao độ hè phố nhỏ hơn hoặc bằng 0,45m tại vị trí giữa nhà; những vị trí chưa có hè phố, mặt đường chưa được kiên cố thì quy định cụ thể trong giấy phép xây dựng cho từng dãy phố.

e) Số tầng công trình: Được quy định cụ thể trong giấy phép xây dựng trên cơ sở theo phụ biểu quy định từng vị trí trên các khu vực và các trục đường. ( Có phụ biểu chi tiết kèm theo ).

 Các vị trí còn lại được quy định cụ thể trên quy hoạch chi tiết và trong giấy phép xây dựng.

f) Chiều cao tầng 1 tính từ mặt nền nhà không quá 4,2m; Chiều cao các tầng còn lại không quá 3,3m đối với công trình được xây dựng 4 tầng trở lên và không quá 3,6m đến 3,9m đối với công trình xây dựng từ 3 tầng trở xuống.

g) Chỉ giới xây dựng mặt tiền: Từ chỉ giới đường đỏ đến mép ngoài tường được quy định cụ thể theo từng tuyến đường và trong giấy phép xây dựng. Trường hợp có mặt đường thứ 2 trở lên thì các kết cấu công trình thuộc mặt đường nào thì theo quy định của trục đường đó và phải đảm bảo tầm nhìn giao thông theo quy định, tất cả các công trình xây dựng hướng nhà phải vuông góc và song song với đường phố.

h) Toàn bộ nước thải sinh hoạt gia đình phải được xử lý trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

 Sơ đồ điển hình chỉ giới đường đỏ, chỉ giới  xây dựng

 

 

      Chỉ giới đ­ường đỏ

 

 

 

    Chỉ giới đường đỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ giới XD

 

 

 

 

 

  Chỉ giới XD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu đất XD

khoảng lùi

Hành lang

Lòng đường đã có

Hành lang

khoảng lùi

Khu đất XD

 

Hoặc đất khác

xây dựng

hoặc khoảng lùi quy định theo QH

 

hoặc khoảng lùi quy định theo QH

xây dựng

Hoặc đất khác

 

 

Hoặc theo quy hoạch                   được duyệt

 

 

i) Khoảng đua ban công mặt tiền, mái nhà và các kết cấu khác như: cổng, tường rào, mái che, mái vẩy không được xây dựng lấn vào vỉa hè đường phố

j) Mái dốc: Khuyến khích lợp ngói đỏ bằng đất sét nung, hạn chế sử dụng tôn, tấm kính.

k) Bể chứa nước, téc nước, bồn nước, thông gió, phải lắp đặt hợp lý không để lộ trên mái nhà, nên sử dụng loại bồn nằm để giảm chiều cao lắp đặt. Các loại biển hiệu, biển quảng cáo, Lô gô, biển trang trí… khi lắt đặt phải thiết kế hợp lý và phải xin phép lắp đặt

* Những vị trí, khu vực đã được quy hoạch chi tiết thì các chỉ tiêu được quy định cụ thể trong quy hoạch chi tiết được duyệt và được quy định trong giấy phép xây dựng.

2. Biệt thự, nhà vườn

a) Nghiêm cấm việc chia nhỏ khuôn viên đất được cấp để xây dựng.

b) Diện tích đất: Từ 140m2 đến 500m2/lô

c) Mật độ xây dựng:

- Diện tích từ 140m2 đến 200m2: không được lớn hơn 70% diện tích khu đất.

- Diện tích trên 200m2 đến 300m2: không được lớn hơn 60% diện tích khu đất.

- Diện tích trên 300m2 đến 400m2: không được lớn hơn 50% diện tích khu đất.

- Diện tích trên 400m2 đến 500m2: không được lớn hơn 45% diện tích khu đất.

- Diện tích trên 500m2: không được lớn hơn 35% diện tích khu đất.

d) Số tầng công trình: Không quá 3 tầng ( Không kể tầng âm và tầng mái )

e) Cao độ nền: Tuỳ theo địa hình nhưng tối đa cao +0,45m ( ≤ 0,45 m ) so với cốt hè phố và được quy định cụ thể trong giấy phép xây dựng

f) Chiều cao tầng: Tầng 1 là 3,9m; tầng 2 + tầng 3 là 3,3m - 3,6 m

g) Chỉ giới xây dựng: Khoảng lùi tính từ chỉ giới đường đỏ.

- Diện tích từ 140m2 đến 200m2/lô là từ 2,1m đến dưới 3m.

- Diện tích từ trên 200m2 đến 300m2/lô là từ 3m đến dưới 5m.

- Diện tích từ trên 300m2/lô là từ 5m trở lên.

h) Khoảng cách tường giữa hai nhà gần nhất:

- Diện tích từ 140m2 đến 200m2/lô là từ 1,5m đến dưới 3m.

- Diện tích từ 200m2 đến 300m2/lô là từ 3m đến dưới 6,5m.

- Diện tích trên 300m2/lô là từ 6,5m trở lên.

i) Mái dốc: Khuyến khích lợp mái ngói đỏ bằng đất sét nung, hạn chế sử dụng tôn, tấm kính, tấm lợp phi brô xi măng, tấm nhựa.

l) Bể chứa nước, téc nước, bồn nước, thông gió, phải lắp đặt hợp lý không để lộ trên mái nhà, nên sử dụng loại bồn nằm để giảm chiều cao lắp đặt. Các loại biển hiệu, biển quảng cáo, Lô gô, biển trang trí… khi lắt đặt phải thiết kế hợp lý và phải xin phép lắp đặt

* Những vị trí, khu vực đã được quy hoạch chi tiết thì các chỉ tiêu được quy định cụ thể trong quy hoạch chi tiết được duyệt và được quy định trong giấy phép xây dựng.

 

Chương IV

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

 Điều 10. Quy định chung về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị

1. Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Mặt đường, hè phố, biển báo giao thông, biển tên đường phố, hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, đường ống, cây xanh.

2. Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thị trấn và các xã vùng phụ cận, chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ hoàn công và hiện trạng công trình cho phòng Quản lý đô thị, UBND xã, thị trấn để quản lý theo quy định ( Trừ công trình không thuộc thẩm quyền quản lý của phòng Quản lý đô thị, UBND xã, Thị trấn ).

3. Người có nhu cầu tạm sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được phòng Quản lý đô thị cho phép tạm sử dụng hạ tầng kỹ thuật với điều kiện:

a) Khái toán kinh phí khắc phục lại hiện trạng.

b) Đặt tiền khắc phục lại hiện trạng bằng 150% khái toán khắc phục

Điều 11. Quản lý đường đô thị

1- Giải thích từ ngữ

1.1- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2- Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cây xanh đô thị dọc tuyến.

1.3- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây, đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.

1.4- Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.

1.5- Phần xe chạy là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia hoạt động giao thông.

1.6- Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.

1.7- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.

1.8- Hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2 - Nguyên tắc chung quản lý đường đô thị

2.1- Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.

2.2- Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

2.3- Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

3- Các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị

3.1- Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2- Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị

3.3- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.

3.4- Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

3.5- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.

3.6- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.

3.7- Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.

3.8- Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.

3.9- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định; đỗ ô tô trên hè phố; đỗ xe đạp, xe máy và các loại xe cơ giới, phương tiện khác chiếm hết chỗ vỉa hè dành cho người đi bộ.

3.10- Di chuyển các phương tiện máy lu; Các loại máy bánh xích như: máy xúc, máy ủi, máy cẩu …không kê lót làm hỏng mặt đường phố, hỏng các sơn gờ giảm tốc

4- Các quy định cụ thể về quản lý đường đô thị

4.1- Công tác quy hoạch

a) Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quỹ đất dành cho giao thông đô thị theo quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.

b) Quy hoạch xây dựng đô thị phải phối hợp với quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải để bảo đảm quy hoạch hệ thống đường đô thị theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù; bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Quy hoạch xây dựng đô thị phải tính toán và bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe bảo đảm phục vụ nhu cầu đỗ xe cho dân cư đô thị.

d) Mạng lưới đường đô thị phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, liên hoàn và  bền vững; phải có giải pháp bảo đảm khớp nối với các công trình hai bên đường đô thị.

đ) Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, phải bố trí đủ diện tích mặt bằng cần thiết cho công trình đường đô thị và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị; phải xác định cụ thể chiều rộng mặt cắt ngang, từng bộ phận trên mặt cắt ngang, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của đường đô thị và phải công khai trên thực địa để mọi người biết, thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý.

e) Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan, trường học, khu vui chơi giải trí... phải bố trí đủ đất xây dựng bãi đỗ xe phù hợp với nhu cầu của từng công trình, không được sử dụng phần đường xe chạy, hè phố làm nơi đỗ xe.

g) Phải bố trí đồng bộ các bộ phận của đường đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường. Hè phải bảo đảm đủ rộng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến. Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong phần xe chạy. Ưu tiên bố trí hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong các tuynen, hào kỹ thuật trong đồ án quy hoạch cải tạo đô thị. Đối với các đường phố mới và đường phố trong khu đô thị mới phải thiết kế hạ ngầm đường dây, đường ống.

4.2- Công tác thiết kế, xây dựng

a) Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.

b) Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Khi thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị. Cao độ đường đô thị được cơ quan cấp phép xem xét trong quá trình cấp phép xây dựng.

d) Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

e) Phải thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Đồng bộ trong sử dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, mầu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.

h) Các công trình sử dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.

i) Phải bố trí các vị trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện

j) Việc sử dụng loại bó vỉa hè (loại vuông góc, loại vát góc) phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các phương tiện giao thông có thể lên xuống hè được thuận tiện, tránh hiện tượng làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông.

k) Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Đối với các đường phố mới và các đường phố trong khu dân cư mới thì phải bố trí hạ ngầm đường dây, đường ống.

l) Trước khi tiến hành xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định.

m) Hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước (đã xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) phải được xây dựng cùng với đường đô thị.

n) Quá trình thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường của người đi bộ và phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực.

4.3 - Bảo trì đường đô thị

a) Đường đô thị sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.

b) Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.

c) Đối với công trình đang khai thác, sử dụng, tuỳ theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

d) Công tác bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.

đ) Chủ sở hữu, người được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như sau:

- Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.

4.4- Quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị

a) Đường đô thị phải được quản lý chặt chẽ trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ nền theo quy hoạch được duyệt.

b) Công tác phân luồng, kẻ vạch sơn, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

c) Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Khi xây dựng đường đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện ... theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép, cơ quan này sau 7 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Khi cấp phép đào đường đô thị, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện.

- Công tác xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, cho công trình liền kề, bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.

- Chủ đầu tư công trình phải bảo đảm thực hiện đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng về việc hoàn trả lại đoạn đường đã đào.

- Việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo; các biển hiệu quảng cáo phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép lắp đặt.

d) Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các công trình nổi trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

đ) Bảo đảm vệ sinh môi trường

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, lòng đường trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa hàng hoá vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước cửa nhà, trụ sở cơ quan.

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

e) Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.

- Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.

g) Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi dừng, đỗ xe tạm thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Các yêu cầu về chiều rộng lòng đường

+ Đối với lòng đường tối thiểu là 6m thì cho phép dừng, đỗ xe tạm thời bên phải phần xe chạy

+ Đối với lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép dừng, đỗ xe tạm thời hai bên.

- Không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.

- Phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được phê duyệt; Uỷ ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bến, bãi đỗ xe cho các đô thị trên địa bàn quản lý, trong đó trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, tính chất đường phố, khả năng thông xe ...  quy định rõ danh mục tuyến phố được phép để xe.

- Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân mình.

h) Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,0m.

- Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.

- Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.

- Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.

i) Việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị phải được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. Đối với các khu phố hiện trạng, việc bố trí lối vào các công trình hai bên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

j) Việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố để xây dựng cửa hàng, lắp đặt mái che

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo quy định của chính quyền địa phương.

- Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.

- Đội trật tự đô thị, UBND thị trấn, các xã có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp đặt mái che mưa, che nắng; tổ chức dỡ bỏ cửa hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.

k) Quản lý cây xanh trên đường phố: Hệ thống cây xanh trên đường phố được quản lý và khai thác tuân theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị.

l) Sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang

- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú.

- UBND Thị trấn, các xã phụ cận chịu trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.

- Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,0 m.

m) Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hoá

Chỉ một số công trình, tuyến đường phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hoá. Uỷ ban nhân dân cấp Huyện quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây: 

- Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,0m;

- Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;

- Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.

4.5- Trách nhiệm quản lý đường đô thị

a)  Uỷ ban nhân dân cấp Huyện

- Thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chỉ đạo các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

 b) Phòng quản lý đô thị trực thuộc UBND Huyện

Phòng Quản lý đô thị  trực thuộc UBND Huyện là cơ quan tham mưu giúp UBND Huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước hệ thống đường đô thị trên địa bàn:

- Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

- Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị.

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp Huyện quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.

- Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.

- Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp Huyện.

- Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, cho phép sử dụng tạm mặt đường phố để thi công các công trình ở tất cả các đường nội thị, trừ các đường Quốc lộ, Tỉnh lộ đi qua Thị trấn và các đường do UBND Tỉnh quản lý.

- Khi cho phép các xe quá khổ, quá tải đi trên đường phố đô thị phải phù hợp với năng lực của các tuyến đường. Các cơ quan cho phép phải gửi văn bản về UBND các xã, Thị trấn để phối hợp quản lý.

- Thực hiện phân luồng cho toàn bộ đường đô thị.

c)  Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn

Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn xã, thị trấn.

Quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang trên địa bàn mình quản lý.

Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn mình quản lý theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quản lý hè phố

1. Phòng quản lý đô thị  quản lý toàn bộ hè phố trên địa bàn và cho phép cho các trường hợp sau:

a) Tạm sử dụng để thi công công trình ngầm dưới đường phố.

b) Lắp đặt các công trình phục vụ công cộng di chuyển dễ.

c) Mở lối vào để san tạo đào, đắp mặt bằng, thi công công trình; mở lối vào trụ sở cơ quan, đơn vị.

d) Tập kết vật liệu xây dựng các công trình xây dựng và các công trình nhà ở tư nhân.

2. UBND các Xã, Thị trấn phối hợp với phòng Quản lý đô thị quản lý hè phố theo địa giới hành chính. Có trách nhiệm giao cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình phối hợp quản lý theo hình thức tự quản và đầu tư xây dựng theo hình thức sau:

a) Các đoạn phố có công trình công cộng được nhà nước xây dựng hoàn toàn, sau đó bàn giao lại cho UBND các Xã, Thị trấn tổ chức quản lý và phối hợp với cơ quan có liên quan bảo dưỡng, sửa chữa.

b) Các phố khu dân cư được xây dựng theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm khi xây dựng xong bàn giao lại cho UBND các Xã, Thị trấn quản lý và tự khắc phục sửa chữa.

c) UBND xã, Thị trấn  cho phép cho các trường hợp sau:

- Mở lối vào nhà ở các hộ gia đình tư nhân

- Tạm sử dụng hè phố phục vụ vào việc hiếu, hỷ

3) Đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân, hộ gia đình khi sử dụng hè phố vào mục đích riêng, phải được đồng ý của phòng Quản lý đô thị, UBND xã, thị trấn khi sử dụng phải trình báo trước 03 ngày làm việc với UBND xã, Thị trấn, tổ trưởng các thôn, bản ( trừ việc tang ) và phải đảm bảo các điều kiện:

a) Không gây ảnh hưởng tới người đi bộ, tầm nhìn giao thông.

b) Không làm hư hại đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Vệ sinh môi trường rác thải thường xuyên, không để đất, đá, rác thải xây dựng rơi vãi trên đường phố.

d) Các trường hợp phải mở lối để chở vật liệu xây dựng công trình, san tạo đào, đắp mặt bằng và chở đất đá đổ đi phải đảm bảo vệ sinh môi trường thường xuyên liên tục không để đất đá rơi vãi trên đường phố và sửa chữa khắc phục lại hè phố sau khi san gạt xong.

4) Tiền đặt cọc:

- Đối với hệ thống cống, rãnh thoát nước: 1.000.000 đồng/1m dài

- Đối với diện tích còn lại của hè phố: 300.000 đồng/1m2

- Cây xanh trên hè phố: 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/1 cây

- Các loại hạ tầng kỹ thuật khác nếu chủ đầu tư làm hư hỏng khi thi công phải tự khắc phục hoặc bồi thường theo giá trị khắc phục lại công trình bị hư hỏng cho các cơ quan, đơn vị chủ quản.

Điều 13. Quản lý biển giao thông đường đô thị

1. Biển báo giao thông, phải được lắp đặt đầy đủ để hướng dẫn mọi người, phương tiện tham gia giao thông thực hiện đúng quy tắc an toàn giao thông đô thị.

2. Phòng Quản lý đô thị tổ chức lắp đặt biển báo giao thông cho các đường nội thị trừ Quốc lộ, Tỉnh lộ.

3. Chậm nhất 30 ngày làm việc sau khi được lắp đặt, biển báo giao thông phải được bàn giao thực trạng cho UBND các xã, Thị trấn quản lý.

Điều 14. Quản lý biển tên đường, phố, số nhà

1. Phòng Quản lý đô thị chủ trì phối hợp với UBND xã, Thị trấn tổ chức lắp đặt, quản lý biển tên đường phố, ngõ, ngách, số nhà trên toàn địa bàn bảo đảm bền đẹp, dễ quan sát.

2. Chậm nhất 60 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt phòng Quản lý đô thị, UBND xã, Thị trấn  tổ chức lắp đặt biển tên đường, phố, ngõ, ngách, số nhà.

3. Chậm nhất 30 ngày làm việc, kể từ ngày lắp đặt xong biển tên phòng Quản lý đô thị bàn giao thực trạng cho UBND các Xã phụ cận, UBND Thị trấn. UBND Xã,Thị trấn bàn giao cho trưởng các thôn, bản quản lý.

Điều 15. Quản lý hệ thống thoát nước đô thị

1. Hệ thống thoát nước đô thị gồm: Hệ thống rãnh dọc, cống thoát nước đô thị trên địa bàn. (Trừ hệ thống thoát nước thuộc khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại và trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ) và thực hiện duy tu, bảo dưỡng các cống thoát nước ngang đường.

2. Phòng Quản lý đô thị phối hợp với xí nghiệp môi trường đô thị tổ chức quản lý duy tu toàn bộ rãnh dọc trên các tuyến đường ( trừ hệ thống thoát nước thuộc khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại và trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ).

3- Hàng năm lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, nạo vét thông rãnh, sửa chữa hành lang vỉa hè, rãnh thoát nước trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt

Điều 16. Quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt

1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cấp thoát nước đô thị có trách nhiệm:

a) Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và đúng tiêu chuẩn quy định.

b) Khi lắp đặt các hố van, bể đựng đồng hồ đo nước không để nổi trên hè phố.

c) Cung cấp sơ đồ hệ thống cấp nước các xã phụ cận, Thị trấn trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 cho phòng Quản lý đô thị và UBND xã, Thị trấn để phối hợp quản lý.

2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các hệ thống cấp nước trên địa bàn, các chủ đầu tư phải thống nhất với phòng Quản lý đô thị về tuyến công trình, hành lang an toàn, mỹ quan đô thị.

Điều 17. Quản lý hệ thống cấp điện đô thị

1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cấp điện đô thị có trách nhiệm:

a) Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và đúng quy định.

b) Niêm yết, lập và gửi danh mục hành lang an toàn đường điện về phòng Quản lý đô thị.

c) Cung cấp sơ đồ hệ thống cấp điện khu vực Thị trấn và vùng phụ cận trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 cho phòng Quản lý đô thị, UBND thị trấn và UBND các xã phụ cận để phối hợp quản lý.

2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình điện trên địa bàn, các chủ đầu tư phải thống nhất với phòng Quản lý đô thị về tuyến công trình, hành lang an toàn đường điện, mỹ quan đô thị.

Điều 18. Quản lý hệ thống điện chiếu sáng đô thị

1. Hệ thống điện chiếu sáng đô thị phải đảm bảo độ chiếu sáng, mỹ quan đô thị.

2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình điện trên địa bàn, các chủ đầu tư phải thống nhất với phòng Quản lý đô thị, UBND thị trấn và UBND các xã phụ cận về tuyến công trình, hành lang an toàn điện, mỹ quan đô thị.

3. Trụ sở các tổ chức, cơ quan, nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, phải bố trí đèn chiếu sáng mặt trước của công trình.

Điều 19. Quản lý hệ thống thông tin liên lạc

1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống thông tin liên lạc phải có trách nhiệm

a) Đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ và đúng quy định.

b) Cung cấp sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 cho phòng Quản lý đô thị, UBND thị trấn và UBND các xã phụ cận để phối hợp quản lý.

2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình thông tin liên lạc trên địa bàn, chủ đầu tư phải thống nhất với phòng Quản lý đô thị về tuyến công trình nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị như: Cáp chôn ngầm dưới hè phố đối với các tuyến giao thông chính, cáp treo trên cột bê tông đối với các tuyến đi vào phía sau khu dân cư, các ngõ phố tại các khu vực không đủ điều kiện chôn ngầm, Cabin điện thoại thẻ, tủ kỹ thuật...

Điều 20. Quản lý môi trường đô thị

1. Quản lý rác thải

1.1 Rác thải đô thị phải được thu gom, chứa trong thùng đựng rác đặt trong khuôn viên trụ sở, trong khuôn viên đất xây dựng nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đúng giờ quy định hoặc khi nghe hiệu lệnh thu gom rác của công nhân thu gom rác thì mới được đem rác ra đổ vào xe thu gom rác.

1.2 Rác thải đô thị phải được thu gom đúng giờ và vận chuyển đến khu vực tập kết rác và xử lý rác theo quy định.

1.3 Vào ngày cuối tuần các tổ chức, cơ quan; các tổ dân phố, khu dân cư, các cá nhân, hộ gia đình, phải tổng vệ sinh xung quanh trụ sở, khu dân cư, nhà ở, lòng đường, hè phố. ( Các tổ chức, cơ quan vệ sinh vào chiều thứ sáu hàng tuần; các tổ dân phố, khu dân cư, các cá nhân, hộ gia đình vệ sinh vào chiều thứ bảy hàng tuần )

2. Quản lý nước thải

2.1 Nhà ở trong đô thị, trụ sở đơn vị phải xây dựng bể phốt 3 ngăn để thu và xử lý nước thải trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước chung của Thị trấn.

2.2 Các khu sản xuất chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, chợ phải xây dựng khu thu gom, xử lý chất thải riêng để thu và xử lý nước thải trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước chung của Thị trấn.

3. Quản lý khí thải, tiếng ồn, độ rung

3.1 Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đô thị hoặc giáp các khu dân cư phải bảo đảm các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí độc hại, độ rung theo quy định.

3.2 Các xe chở đất đá, vật liệu rời phải đảm bảo không làm rơi vãi, bụi bẩm và tuỳ từng trường hợp nếu quy định giờ phải chạy đúng tuyến, đúng giờ quy định, phải hoàn thành thu dọn đường và hiện trường khi ngừng chạy 30 phút.

3.3 Khi xây dựng công trình chủ đầu tư phải tổ chức bao che công trình không để rơi vãi vật liệu và đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh và người đi lại.

4. Cây xanh đô thị

4.1 Cây xanh đô thị phải được quản lý và trồng theo quy hoạch được phê duyệt bảo đảm cảnh quan, sự phù hợp giữa sinh trưởng của cây với chiều rộng hè phố, bảo đảm đặc tính đặc thù vùng miền.

4.2 Sau khi trồng và chăm sóc cây đường phố đến khép tán thì giao cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình quản lý.

4.3 Việc chặt, tỉa cây xanh đường phố giao cho xí nghiệp môi trường đô thị thực hiện theo kế hoạch hàng năm. khi thực hiện phải có kế hoạch và phải được phòng Quản lý đô thị, UBND xã, thị trấn đồng ý. Trước khi chặt, tỉa 03 ngày làm việc phải thông báo kế hoạch cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang quản lý được biết và giám sát việc tỉa, chặt cây.

4.4 Các cây cổ thụ hoặc cây lưu niệm phải được đánh số theo dõi để quản lý

5. Nhà vệ sinh công cộng cố định và di động

5.1 Nhà vệ sinh công cộng cố định và di động trong đô thị phải được quản lý và xây dựng lắp đặt theo quy hoạch được phê duyệt hoặc được phép của cơ quan có thẩm quyền, phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được xử lý trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước chung của Thị trấn, vị trí bố trí phù hợp dễ nhìn, dễ tìm và đảm bảo mỹ quan đô thị.

5.2 Sau xây dựng, lắp đặt xong giao cho xí nghiệp môi trường đô thị hoặc các tổ chức, cá nhân đứng ra nhận khai thác, quản lý.

5.3 Việc xây dựng, lắp đặt thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm. khi thực hiện phải có kế hoạch và được UBND Huyện đồng ý.

Điều 21: Quản lý về mặt bằng quy hoạch, xây dựng đối với công tác san gạt mặt bằng, đào đắp, vận chuyển đất đá:

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân, hộ gia đình khi san gạt mặt bằng, đào đắp, vận chuyển đất đá phải làm đơn xin phép và phải được đồng ý của phòng Quản lý đô thị, và phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Đối với nội dung đơn xin phép phải nêu rõ:

- Địa địa điểm san gạt, đào, đắp; ( có sơ đồ vị trí mặt bằng khu đất kèm theo )

- Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, thời gian khắc phục sửa chữa xong hạ tầng như: hè phố, cống rãnh, cây xanh....

- Địa điểm đổ đất, đá, rác thải...

- Loại máy móc; thiết bị; xe chở đất, đá; số lượng,....

- Biện pháp thi công như: công tác khoan, nổ, vận chuyển, an toàn lao động...

- Cam kết về đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực đào đắp, trong quá trình vận chuyển,...

b) Khi được cho phép phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Khi có giấy phép thi công phải trình báo trước 01 ngày làm việc với UBND xã, Thị trấn, tổ trưởng các thôn, bản.

- Vị trí san gạt, đào, đắp phải đảm bảo và phù hợp với quy hoạch được duyệt và phải phù hợp với giấy phép cho phép.

- Không gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông; phải che đậy bạt, chở đúng tải trọng, đúng luồng, đúng tuyến giao thông cho phép; di chuyển máy móc thiết bị phải kê lót không làm hỏng mặt đường phố, các giải phân cách, gờ giảm tốc,...

- Đổ đất, đá, rác thải đúng nơi quy định

- Phải có biển báo hiệu giao thông; biển thông báo thời gian khởi công thời gian hoàn thành, thời gian nổ mìn ( nếu có ); người chỉ huy công trường

- Phá đá bằng phương pháp nổ mìn phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động và công tác phòng chống cháy nổ theo quy định

- Không làm hư hại đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như:  hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống điện, điện thoại, hệ thống cáp quang, cây xanh, và các công trình xung quanh….

- Vệ sinh môi trường phải thường xuyên liên tục thu dọn, không để đất, đá, rác thải rơi vãi trên đường phố; hàng ngày khi tạm dừng các công việc để nghỉ, hoặc do thời tiết mưa bão, máy móc bị hỏng phải thu dọn đường phố xong sau 30 phút  kể từ khi ngừng thi công

 - Sau khi đã san gạt xong sửa chữa khắc phục lại hè phố, hệ thống cống rãnh, đường phố, cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và phải đảm bảo theo hiện trạng ban đầu ( Tối thiểu là bằng hoặc tốt hơn ). Các hạng mục ngầm, che khuất khi thi công phải báo phòng Quản lý đô thị đến kiểm tra, nghiệm thu mới được phép thi công và lắp đặt ( như: nạo vét rãnh trước khi đậy nắp đan, cốt thép tấm đan, nắp cống; bê tông cống rãnh, tấm đan; vật liệu xi măng, cát, đá, cốt thép.... )

- Trước khi khởi công phải có biên bản bàn giao mặt bằng, sau khi khởi công phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành để làm căn cứ thanh toán tiền đặt cọc.

- Trong quá trình thi công nếu vi phạm thì xử phạt từng lĩnh vực theo quy định của nhà nước; tiền đặt cọc để thuê nhân công, mua vật liệu để khắc phục sửa chữa hạ tầng, thu dọn vệ sinh nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi thi công không tuân thủ theo quy định.

- Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm nếu sâm phạm và làm hư hại đến các công trình xung quanh.

c) Tiền đặt cọc:

- Đối với hệ thống cống, rãnh thoát nước: 1.000.000 đồng/1m dài

- Đối với diện tích còn lại của hè phố: 300.000 đồng/1m2

- Cây xanh trên hè phố: 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/1 cây

- Đối với công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khi đào đắp, san gạt mặt bằng, vận chuyển đất đá trên đường phố 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/1lần

- Các loại hạ tầng kỹ thuật khác nếu chủ đầu tư làm hư hỏng trong quá trình thi công phải tự khắc phục hoặc bồi thường theo giá trị khắc phục lại công trình bị hư hỏng cho các cá nhân, các cơ quan, đơn vị chủ quản.

 

Chương V

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 22. Phòng Quản lý đô thị

Giúp UBND Huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị ( Gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị ). Phối hợp với phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý về đất đai trên địa bàn.

Có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng, cho phép tạm sử dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp giấy phép san, đắp mặt bằng.

2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ quy hoạch, hồ sơ các công trình xây dựng, công trình hạ tầng do chủ đầu tư bàn giao; tham mưu tổ chức công bố quy hoạch, chủ trì bàn giao mốc giới hiện trạng quy hoạch giữa chủ đầu tư và UBND các Xã, Thị trấn. Tham mưu đề xuất điều chỉnh quy hoạch, xử lý các quy hoạch chi tiết không triển khai thực hiện ( Quy hoạch treo ).

3. Thẩm định hồ sơ thiết kế nhà ở, hồ sơ thiết kế và dự toán sửa chữa các công trình hạ tầng theo quy định.

4. Lập kế hoạch vốn, trực tiếp ký kết hợp đồng và giám sát duy tu bảo dưỡng đường đô thị, biển báo giao thông, biển tên đường phố, số nhà, hệ thống thoát nước đô thị.

5. Quản lý lệ phí cấp phép xây dựng, phí xây dựng. Quản lý tiền đặt cọc làm cơ sở để khắc phục hậu quả hạ tầng kỹ thuật bị hỏng do các chủ đầu tư không tự khắc phục.

6. Lập kế hoạch vốn, trực tiếp ký kết hợp đồng, giám sát công tác thu gom và xử lý rác thải, chăm sóc cây xanh đô thị, điện chiếu sáng đô thị.

7. Tham mưu hoặc trực tiếp giải quyết các kiến nghị khiếu nại trong lĩnh vực được giao quản lý.

8. Báo cáo trích ngang nội dung các Quyết định xử phạt trong lĩnh vực quản lý đô thị trong một tháng vào ngày 15 hàng tháng.

Điều 23. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai, môi trường có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

2. Thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cho cá nhân, hộ gia đình.

3. Kiểm tra các Xã, Thị trấn trong việc quản lý các diện tích đất không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích, đề xuất biện pháp để UBND Huyện  xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

5. Tham mưu hoặc trực tiếp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về quản lý đất đai, môi trường.

6. Báo cáo trích ngang nội dung các Quyết định xử phạt trong lĩnh vực quản lý đất đai trong một tháng vào ngày 15 hàng tháng.

Điều 24. UBND Thị trấn và các Xã phụ cận

1. Tổ chức cho mọi thành phần trên địa bàn nghiên cứu, học tập bản Quy chế này và triển khai công tác quản lý trên địa bàn.

2. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý mặt bằng quy hoạch đã công bố, quản lý đất đai trên địa bàn.

3. Hàng năm tổng hợp báo cáo UBND Huyện về các vùng quy hoạch quá 3 năm không thực hiện, các diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

4. Cấp giấy phép xây dựng nhà tạm, cho phép tạm sử dụng hè phố theo phân cấp tại bản quy chế này.

5. Chịu trách nhiệm trước UBND Huyện về mỹ quan, an toàn của biển tên đường phố, biển báo giao thông, cây xanh, hè phố khi được bàn giao quản lý.

6. Tổ chức sửa chữa, xây dựng mới và nâng cấp hè phố khu dân cư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

7. Đánh giá việc thực hiện của tổ chức, thôn, tổ, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy chế về quản lý đô thị gắn với các Quy định về Quy chế xây dựng nếp sống văn hoá và quy định công nhận danh hiệu văn hoá.

8. Báo cáo trích ngang nội dung các Quyết định xử phạt trong lĩnh vực quản lý đô thị, quản lý đất đai theo phân cấp trong một tháng về Phòng Quản lý đô thị và phòng Tài nguyên - Môi trường vào ngày 15 hàng tháng.

9. Triển khai các hộ nhân dân, các tổ chức, cơ quan ký cam kết về thực hiện quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị theo quy định quy chế này.

Điều 25. Đội kiểm tra trật tự đô thị

1. Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Quản lý đô thị

2. Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định về quản lý đô thị trên địa bàn.

3. Tham mưu trong việc xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý đô thị.

4. Đôn đốc, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý đô thị.

5. Trực tiếp tháo dỡ và tịch thu mái che, mái vẩy, biển quảng cáo xây dựng và lắp đặt trái với quy định trên đất công cộng; tịch thu, thu dọn vật tư, vật liệu xây dựng lấn chiến lòng đường và hè phố.

Giải toả các điểm họp chợ không đúng với quy hoạch; sử dụng lòng đường, hè phố khi chưa được phép và trái với quy định;

Kiểm tra xử lý, lập biên bản đình chỉ để làm căn cứ xử phạt hành chính đối với các trường hợp xây dựng không phép, trái phép và không đúng với giấy phép xây dựng được cấp, khi xây dựng công trình không tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của nhà nước như: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, biển báo tại công trường ….

Kiểm tra xử lý các trường hợp sử dụng đất đai không đúng với quy hoạch và mục đích sử dụng.

Giải toả các phương tiện giao thông dừng đỗ xe không đúng với quy định. Các trường hợp xe mô tô, xe đạp để trên lòng đường và trong phạm vi 1m trên hè phố dành cho người đi bộ thì tạm thời đưa về bàn giao cho Công an huyện hoặc chính quyền địa phương để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Lập biên bản xử lý vi phạm và đình chỉ thi công đối với các trường hợp san, đắp mặt bằng không xin phép xây dựng; chở đất đá, vật tư, vật liệu làm rơi vãi trên đường phố.

Điều 26. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

1. Tiếp nhận và bàn giao hồ sơ đất đai, cấp phép xây dựng, hợp đồng cho phép tạm sử dụng hạ tầng kỹ thuật theo thẩm quyền cho các cơ quan quản lý lưu trữ.

2. Thu lệ phí địa chính, lệ phí cấp phép xây dựng nhà ở, nhà tạm chi phí xây dựng, tiền đặt cọc tạm sử dụng hạ tầng kỹ thuật. Hàng tuần bàn giao các khoản phí, lệ phí và tiền đặt cọc về các phòng chuyên môn để quản lý theo quy định.

3. Tổng hợp và báo cáo trích ngang nội dung các hồ sơ cấp phép tạm trong một tháng về cơ quan quản lý vào ngày 15 hàng tháng.

4. Phát hành và lưu trữ hồ sơ cấp phép xây dựng, hồ sơ giấy phép mượn hành lang đường phố và tiền đặt cọc theo phân cấp.

Điều 27. Trách nhiệm của tổ trưởng nhân dân, trưởng các thôn bản

1. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn mình quản lý thực hiện đúng Quy chế quản lý về quy hoạch xây dựng, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, đất đai đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị ( Gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị )

2. Kiểm tra phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm về quản lý đô thị, những sự cố hư hỏng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị báo về UBND xã, Thị trấn hoặc các cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.

3. Chịu trách nhiệm trước UBND xã, Thị trấn về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn được giao tự quản.

Điều 28. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, các công ty doanh nghiệp trên địa bàn Huyện

1. Các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm triển khai cho cán bộ, nhân viên, công nhân học tập để thực hiện đúng các quy định về quản lý đô thị tại bản Quy chế này.

2. Các cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tự nghiên cứu, học tập để thực hiện đúng các quy định về quản lý đô thị tại bản Quy chế này.

3. Phát hiện và báo cáo kịp thời đến Tổ trưởng nhân dân hoặc các cấp có thẩm quyền ( UBND xã, UBND Thị trấn ) về những hành vi, vi phạm các quy định về quản lý đô thị.

4. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định sau:

a) Không lấn chiếm hoặc tự ý sử dụng các công trình giao thông như: Mặt đường, hè phố, hệ thống thoát nước và hành lang an toàn cống, biển báo giao thông, biển tên đường phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

b) Không đỗ xe trên hè phố, lòng đường qua đêm và các khu vực cấp đỗ.

c) Không tự ý chặt tỉa, bẻ cây xanh trên đường phố, công viên, vườn hoa và những khu vực công cộng khác.

d) Không đổ rác, đất đá và các chất thải ra mặt đường phố, hè phố, nơi công cộng và hệ thống thoát nước thải đô thị.

đ) Công trình vệ sinh phải thông qua bể phốt không thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.

e) Tham gia xây dựng hè phố và quản lý cây xanh hè phố trước nhà ở, trụ sở, công sở.

f) Nộp đầy đủ các loại phí, lệ phí theo quy định.

 

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 Điều 29. Khen thưởng

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này thì được UBND xã, Thị trấn hoặc UBND Huyện khen thưởng. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá các chỉ tiêu xét văn hoá, danh hiệu văn hoá.

Điều 30. Xử lý vi phạm

1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm quy định này thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật xây dựng, Luật giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác do nhà nước ban hành.

2. Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực quản lý đô thị để gây phiền hà, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc không thực hiện đầy đủ chức trách, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 31. Điều khoản thi hành

 1- Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên và Môi trường, xí nghiệp môi trường đô thị, xí nghiệp kinh doanh nước sạch, UBND các xã phụ cận, Thị trấn, trưởng các thôn bản, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài huyện đóng trên địa bàn Huyện thực hiện quản lý xây dựng đô thị theo Quy chế này.

2- Tất cả các công trình xây dựng sau thời gian công bố Quyết định phải tuân thủ theo quy chế này. Nếu cố tình xây dựng khi đã bị đình chỉ thì sẽ bị buộc tháo dỡ và không được bồi thường, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình phúc lợi, công trình công cộng.

3- Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, đề nghị  các đơn vị, cá nhân phản ánh về UBND Huyện để hướng dẫn, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và giải quyết theo thẩm quyền ./.

TM. UBND HUYỆN

Chủ tịch

Vũ Xuân Cường

(Đã kí)

 

 

Chỉ thị của UBND huyện Bắc Hà Về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009

 

CHỈ THỊ CỦA UBND HUYỆN BẮC HÀ

Về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009

––––––

Năm 2008, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đề ra; là năm có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực, nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội năm 2008 vẫn giữ được mức ổn định mặc dù gặp nhiều khó khăn bất lợi, các lĩnh vực văn hoá xã hội, cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Nhằm phát huy những thắng lợi đã đạt được và tạo khí thế vui tươi, phấn khởi, tiếp tục giành thắng lợi trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; Việc tổ chức đón Xuân, vui Tết Kỷ Sửu năm 2009 phải được tổ chức chu đáo với yêu cầu: Vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà. UBND huyện chỉ thị như sau:

1. Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Quán triệt và thực hiện tổ chức đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 của UBND tỉnh, UBND huyện đến cán bộ, CNVC, nhân dân các dân tộc trong huyện đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, triệt để tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí; tổ chức Tết tại cơ quan, đơn vị với tinh thần tiết kiệm, giành thời gian nghỉ Tết chủ yếu cho gia đình và thăm hỏi họ hàng, người thân; Không lợi dụng Tết để tổ chức liên hoan lãng phí, sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể có nguồn gốc từ ngân sách, từ công quỹ, từ các nguồn tài trợ để thưởng, biếu, tặng cho cá nhân dưới mọi hình thức, không đúng chế độ quy định của Nhà nước; Không sử dụng xe công để phục vụ các hoạt động cá nhân trong dịp Tết.

- Tổ chức kiểm tra và tiếp tục thức hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 4 tại các xã, thôn bản bị thiệt hại do bão lũ. Có biện pháp chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, các gia đình do thiệt hại của cơn bão số 4 còn  khó khăn, các gia đình nghèo, các trường hợp neo đơn không nơi nương tựa; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu đói trong dịp Tết; đảm bảo các hộ gia đình trên địa bàn đều yên tâm, phấn khởi đón Tết Nguyên đán.

- Xây dựng kế hoạch trực Tết, phân công hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ và phục vụ nhân dân trong những ngày Tết, xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Đặc biệt quán triệt cán bộ, CNVC và nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về việc cấm đốt pháo, sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo và thuốc pháo. Chủ động nắm chắc tình hình của địa phương, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hiện tượng di cư tự do; tăng cường công tác quản lí hoạt động tôn giáo trên địa bàn theo quy định. Tổ chức tốt “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào dịp đầu Xuân.

- UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tổ chức vệ sinh cơ quan, đường phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải trong ngày; chỉnh trang đô thị, tăng cường chiếu sáng các nơi công cộng, tụ điểm vui chơi. Các gia đình khu vực Thị trấn, Bảo Nhai, Tà Chải, Na Hối, Lùng Phìn  triển khai treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết.

- Các cơ quan, đơn vị, các xã và thị trấn trở lại làm việc bình thường sau tết Nguyên đán đúng ngày 30/01/2009 (tức ngày 05/01 Âm lịch).

2. Phòng văn hóa TT – TT: Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các Lễ hội truyền thống phù hợp với từng địa phương, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của các dân tộc, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân; Tăng cường công tác kiểm tra các dịch vụ văn hoá trên địa bàn bảo đảm hoạt động lành mạnh đúng quy định.

3. Trung tâm Văn hóa TT&TT xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn trong những ngày đón xuân.

4. Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chương trình tiếp âm, tiếp sóng phát thanh truyền hình của Trung ương và của địa phương; xây dựng các chương trình phát thanh truyền hình phục vụ nhân dân trong các ngày Tết với các nội dung phong phú, chất lượng, hướng dẫn nhân dân vui Tết theo nếp sống mới, bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

5. Phòng Nội vụ và Phòng Lao động TB&XH: Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thăm hỏi, chúc Tết các đối tượng có công, cán bộ lão thành cách mạng, những gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, nhân dân vùng thiên tai, vùng mới sắp xếp dân cư, vùng tái định cư; có phương án hỗ trợ các hộ gia đình đặc biệt khó khăn để đảm bảo mọi nhà, mọi người đều có Tết.

6. Phòng Y tế, Cửa hàng thương nghiệp: Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức phục vụ, kiểm tra thăm nắm thị trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng hóa của nhân dân trong dịp Tết, kiểm tra việc thực hiện quy định niêm yết công khai giá các hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng đại lý theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh và Trung ương; không để xảy ra tình trạng hàng hóa tăng giá đột biến, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành trên địa bàn; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết.

Ngành Y tế tổ chức trực 24/24 giờ đảm bảo khám chữa bệnh và cấp cứu kịp thời bệnh nhân trong mọi thời điểm.

7. Công an huyện, Phòng Quản lí đô thị, UBND các xã, Thị trấn: Xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt, các phương tiện vận tải, chuyên chở hành khách đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa và đi lại thăm thân trong nhân dân; Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm tra trước, trong và sau Tết, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp uống rượu điều khiển phương tiện, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông.

UBND thị trấn Bắc Hà và các xã Lùng Phìn, Bảo Nhai phối hợp chặt chẽ với Công an huyện và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra giải toả lòng, lề đường, bảo đảm mỹ quan và trật tự an toàn giao thông trong đô thị và các điểm tập trung đông dân cư.

Công an huyện, Ban CHQS huyện: Có phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nắm địa bàn và tăng cường lực lượng chức năng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm; ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Pháp luật và các tệ nạn xã hội. Đảm bảo lực lượng sẵn sàng chiến đấu theo quy định; kiểm tra, đôn đốc tốt công tác phòng chống cháy, nổ, đảm bảo an toàn về người và tài sản trên địa bàn để nhân dân đón Tết an toàn.

8. Phòng Kinh tế: Phối hợp với các cơ quan, các xã, thị trấn chủ động cung ứng phân bón, giống, vật tư nông nghiệp cho sản xuất vụ Đông -Xuân, tích cực phòng tránh rét cho gia súc, cây trồng và đặc biệt là mạ xuân, đảm bảo cấy hết diện tích. Kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống cháy rừng mùa khô, thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch cúm gia cầm.

9. Phòng Giáo dục: Chỉ đạo các đơn vị trường học bảo quản tài sản, vận động học sinh đi học đúng thời gian quy định sau nghỉ tết; Kiểm tra và báo cáo UBND huyện tỉ lệ học sinh chuyên cần sau tết ở các cấp học.

10. Phòng Tài chính – Kế hoạch: Bảo đảm ngân sách chi các chế độ về tiền lương, chính sách xã hội ... đầy đủ, kịp thời theo qui định.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn phổ biến sâu rộng chỉ thị này đến nhân dân các dân tộc, cán bộ công nhân viên chức và có kế hoạch triển khai thực hiện tốt chỉ thị trong cơ quan, đơn vị và địa phương mình, thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, báo cáo kịp thời với thường trực UBND huyện để có chỉ đạo xử lý kịp thời. Tổng hợp báo cáo tình hình Tết của cơ quan, đơn vị và địa phương mình về Thường trực UBND huyện vào 9h sáng ngày 30/01/2009 (tức ngày 05/01 âm lịch) qua điện thoại và số FAX 880.201./.

 

45;#Lê Anh Đức

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1